PDA

Xem bản đầy đủ : Chi phí dự phòng của dự án và dự toán



luongvancanh
02/09/19, 08:39 PM
Một bạn ở địa chỉ mail ngo huong1977 có hỏi như sau:


Dear a.Cảnh:
Hiện nay hồ sơ của e đang thẩm tra thì có vài vấn đề khó khăn như sau:
Tổng mức đầu tư duyệt là theo suất vốn đầu tư giá 28 tỷ
Hiện nay bóc tách chi tiết thì TMDT là 27 tỷ 800 triêu
Nhưng dự phòng phí và trượt giá không đáp ứng theo TM đầu tư đã duyệt là 5% dự phòng KL và 5% truợt giá (Bọn e tính lại thì chỉ còn 2,6% dự phòng KL và trượt giá 1,47%
TG thực hiện Thi công là 1 năm.
Vậy a cho e hỏi có quy định, điều kiện nào bắt dự phòng phí và trượt giá là phải đáp ứng 10% không anh.
a) Theo TT 06 thì hệ sôố dự phòng phát sinh kkhoi luong <= 5%
b)Trượt giá là tính theo Công thức
Trong QĐ phê duyệt dự án là có các lọai phí là Chi phí đo đạc giao đất của Sở Tài nguyên và môi trường và Lệ phí thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và có vài loại chi phí khác nhưng không có trong QĐ phê duyệt nhưng sẽ bắt buộc làm. Nhưng thẩm tra đòi cắt những chi phí này vì họ nói không có hợp lệ vì dự toán là chỉ làm những chi phí trước đó thôi
Vậy a hướng dẫn cho e
Thanks
Trân trọng

luongvancanh
02/09/19, 09:35 PM
Theo quyđịnh của 32/2015/NĐ-CP và Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn tại PL01:

1.5. Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:
GDP = GDP1 + GDP2 (1.4)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:
GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps (1.5)
Trong đó:
- kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps≤ 10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps≤ 5%.
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) ktg=x% được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế.


1. Vậy a cho e hỏi có quy định, điều kiện nào bắt dự phòng phí và trượt giá là phải đáp ứng 10% không anh
Như vậy, đối với dự án bạn tính kps= 5% và ktg= 5% là không phù hợp với hướng dẫn tính (lẽ ra là nên chọn 5%≤kps≤ 10% và ktg= 2,6%) và sai với "Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng" của Nghị định 32/2015/NĐ-CP. Chính việc tính không phù hợp này dẫn đến vướng mắc khi lập dự toán công trình.


Trong QĐ phê duyệt dự án là có các lọai phí là Chi phí đo đạc giao đất của Sở Tài nguyên và môi trường và Lệ phí thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và có vài loại chi phí khác nhưng không có trong QĐ phê duyệt nhưng sẽ bắt buộc làm. Nhưng thẩm tra đòi cắt những chi phí này vì họ nói không có hợp lệ vì dự toán là chỉ làm những chi phí trước đó thôi
Cách tính của bạn không phù hợp và Tổ chức thẩm tra xử lý nội dung này như vậy cũng không phù hợp.
- Cách tính của bạn không phù hợp: Ở giai đoạn dự án, các dữ liệu đều ở mức độ chính xác không cao và còn thiếu rất nhiều thông tin các công việc cần thực hiện cho dự án, chính vì vậy BXD mới chọn kps= 10%. Vậy mà tôi thấy nhiều người hì hục tính các chi phí và tư vấn theo tỉ lệ % theo kiểu chính xác. Hiện nay có rất nhiều đơn vị tư vấn khi tính dự toán theo phương pháp xác định khối lượng chủ yếu của TKCS thì lại lấy phương pháp dự toán ra tính tổng mức đầu tư????? ... và cũng dẫn đến tình hướng giống như bạn gặp. Khi tôi hướng dẫn trên lớp, thường khuyên các học viên chọn tính theo PL01, Khoản 1.4 là "Trong trường hợp ước tính thi tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) không vượt quá 15% tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án." Sau này, khi tính dự toán, các chi phí tư vấn sẽ dễ dàng bổ sung vào dự toán hơn mà không sợ thiếu vốn.
Việc tính lại dự toán chỉ còn 2,6% dự phòng KL và trượt giá là 1,47% là vẫn chấp nhận được, không phạm luật, nhưng rũi ro cho việc quản lý chi phí rất cao như nội dung trình bày dưới đây.

- Tổ chức thẩm tra xử lý nội dung này không phù hợp: Chi phí dự phòng là bình điều hòa vốn. Nó cất giữ vốn thừa từ các cơ cấu chi phí như XD và TB, đồng thời nó cấp vốn lại cho các loại cơ cấu chi phí bị thiếu hụt vốn. Khi bình điều hòa vốn cạn thì dự án sẽ rơi vào tình trạng bế tắc chi phí nếu chưa làm xong. Do đó, nếu xử lý đúng, thì đơn vị thẩm tra phải chấp nhận các chi phí thực tế có sử dụng cho dự án ở dự toán mặc dù ở dự án chưa thấy "đặt tên" bằng cách lấy chi phí dự phòng bù vào. Như vậy mới gọi là phù hợp với "Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng" của Nghị định 32/2015/NĐ-CP.