PDA

Xem bản đầy đủ : Chính phủ ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP về chi phí đầu tư xây dựng thay thế 32/2015/NĐ-CP



luongvancanh
18/08/19, 04:15 PM
Các bạn thân mến.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP về chi phí đầu tư xây dựng thay thế 32/2015/NĐ-CP.
Tôi đã chuyển văn bản thành file word, có đính kèm mục mục để các bạn tra cứu cho dễ. Link để tải dưới đây:

https://www.dropbox.com/s/0mc5eiid21f9uq1/Nghi-dinh_68_QLCP.docx?dl=0
Đọc văn bản này sơ bộ, tôi thấy văn bản này có một số nội dung mới, phù hợp với tình hình thực tế. Có những nội dung lấy lại Nghị định trước đây, như phương pháp xác định Tổng mức đầu tư thêmn phương pháp hỗn hợp....
Tuy nhiên có một nội dung trái với Luật Xây dựng, chắc Chính phủ phải chỉnh sửa nội dung này. Đó là định mức và đơn giá trong LXD là công bố, còn Nghị định này lại là ban hành.
Nếu có thời gian, tôi sẽ làm bài phân tích sự khác nhau giữa 68/2019/NĐ-CP và 32/2015/NĐ-CP ở gốc độ người thực hành để bạn tham khảo

luongvancanh
22/11/19, 09:09 PM
Sau khi trao đổi với các chuyên viên của Bộ Xây Dựng, vấn đề công bố hay ban hành định mức là do Luật xây dựng 2004 viết không thống nhất nội dung ở 2 Điều sau:


Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
1. ....
2. ......
3. Hệ thống định mức và giá xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, tham khảo trong xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
1. ....
2. .....
3. .....
4. Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.
Do đó, "thích" cái nào thì dùng cái đó, gọi là "lách luật"
Theo quan điểm của tôi, đọc toàn bộ Luật Xây dựng và tinh thần Nghị định 99/2007/NĐ-CP trước đây thì sử dụng thuật ngữ "công bố" thì phù hợp hơn. Vì sao? Vì bản chất của định mức và đơn giá là có thể đúng với đa số công trình, nhưng có thể khác với một số công trình ở địa phương khác. Do đó, không thể dùng ban hành để áp đặt sự không phù hợp lên một số trường hợp cụ thể. Tại sao một số nội dung quan trọng hơn trong Luật công bố được mà định mức-đơn giá không công bố được?????

luongvancanh
22/11/19, 09:22 PM
Trích dẫn các điểm mới theo báo cáo của BXD:


Về phạm vi, đối tượng áp dụng
1) Thay “dự toán gói thầu xây dựng” bằng “giá gói thầu xây dựng”
2) Bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chi phí
3) Bổ sung đối tượng dự án PPP

Về nguyên tắc quản lý chi phí ĐTXD (6 nguyên tắc), bổ sung 4 điểm:
1) QLCP phải phù hợp với hình thức đầu tư và phương thức quản lý dự án
2) Bổ sung nguyên tắc đảm bảo tính đúng, tính đủ: gắn với kế hoạch thực hiện dự án; điều kiện thi công, biện pháp, công nghệ thi công
3) Quy định QLCP riêng cho các công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách
4) Quy định QLCP riêng cho các công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới
1) Quy định rõ nội dung sơ bộ TMĐT để đảm bảo tính liên tục, đồng bộ quản lý chi phí.
2) Các căn cứ làm cơ sở lập sơ bộ TMĐT, TMĐT, bao gồm yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng, đặc điểm, vị trí xây dựng...
3) Quy định tiêu chí lựa chọn phương pháp lập sơ bộ TMĐT, TMĐT theo hình thức đầu tư và phương thức thực hiện của dự án (EPC, Turnkey...)
4) Điều chỉnh, bổ sung các chi phí trong cơ cấu chi phí TMĐT (cp gián tiếp, chi phí quản lý thiết bị...)
5) Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD giao cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định.
6) Hạn chế phân cấp cho Chủ đầu tư trong điều chỉnh TMĐT, sử dụng dự phòng phí. Quy định thời điểm, thẩm quyền điều chỉnh TMĐT. Quy định về thẩm định đối với các trường hợp điều chỉnh TMĐT.
Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng dự phòng phí của dự án và phê duyệt TMĐT/DTXD điều chỉnh trừ một số trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư (báo cáo KTKT, dự toán bước thiết kế bản vẽ thi công thiết kế 3 bước);
7) Quy định chỉ thẩm định giai đoạn tiền hợp đồng. Bổ sung nội dung thẩm định về pháp lý. Quy định thẩm định lại toàn bộ TMĐT thay vì thẩm định giá trị phần tăng- giảm trong trường hợp điều chỉnh TMĐT
8) Quy định thẩm định chi phí trước khi hình thành TMĐT do cơ quan chuyên môn trực thuộc Người quyết định đầu tư.
9) TMĐT điều chỉnh làm tăng quy mô dự án lên dư án nhóm A, hoặc dự án quan trọng QG thì phải xin ý kiến chấp thuận của cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Về dự toán-giá gói thầu
1) Phương pháp lập dự toán xây dựng của dự án (Tổng dự toán), dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng (dự án đã có kế hoạch phân chia các gói thầu)
2) Các căn cứ làm cơ sở lập DTXD, bao gồm yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng, đặc điểm, vị trí xây dựng...
3) Bổ sung quy định lập dự toán xây dựng theo thiết kế FEED đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP
4) Điều chỉnh, bổ sung các chi phí trong cơ cấu chi phí DTXD (cp gián tiếp, chi phí quản lý thiết bị, cp quản lý dự án PPP...)
Chi phí xây dựng gồm:
1 - Chi phí trực tiếp;
2 - Chi phí gián tiếp: chi phí chung, hạng mục chung
3 - Thu nhập chị thuế tính trước;
4 - Thuế VAT
Chi phí thiết bị gồm:
- Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;
- Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu;
- Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có);
- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);
- Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có);
- Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh;
- Chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật;
- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm;
- Thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác
5) Quy định về điều chỉnh DTXD, sử dụng dự phòng phí, thẩm định tương tự như đối với TMĐT.
6) Quy định thẩm định từng phần dự toán xây dựng đối với các trường hợp dự án có quy mô từ nhóm A trở lên, triển khai thiết kế cho từng công trình, từng gói thầu xây dựng để thực hiện theo từng giai đoạn.
7) Xác định giá gói thầu xây dựng trên cơ sở cơ cấu chi phí Dự toán xây dựng (không lập lại dự toán gói thầu), quy định phân bổ dự phòng phí trong giá gói thầu.
8) Quy định về việc cập nhật giá GTXD trước 28 ngày mở thầu, người quyết định đầu tư quyết định sử dụng chi phí dự phòng phí hoặc cập nhật giá gói thầu.

ĐIỂM MỚI ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
1) Cơ chế quản lý ĐMXD từ công bố để tham khảo sang ban hành áp dụng. Quy định về áp dụng, áp dụng có điều chỉnh, xây dựng mới theo tiêu chí (thành phần công việc; quy trình, biện pháp, điều kiện, công nghệ thi công; yêu cầu kỹ thuật...)
2) Quy định cơ sở, quy trình các bước xác định Định mức theo phân loại công trình xây dựng (Phân loại công trình; danh mục công tác; danh mục định mức; căn cứ, thành phần công việc; nguồn số liệu; tính toán hao phí)
3) Quy định phương pháp xác định định mức cơ sở phù hợp với yêu cầu công nghệ, điều kiện thi công, quy trình thực hiện hoàn thành sản phẩm xây dựng
3) Bổ sung định mức chi phí gián tiếp và Phương pháp xác định định mức chi phí tính bằng khối lượng đối với chi phí tư vấn ĐTXD
4) Tổ chức theo dõi, khảo sát, xây dựng các định mức mới, định mức điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng.
5) Tổ chức rà soát thường xuyên và ban hành theo định kỳ 02 năm/lần.

3. ĐIỂM MỚI GIÁ XÂY DỰNG
1) Bổ sung quy định về quản lý báo giá, cơ sở lựa chọn giá vật liệu, xác định các nguồn cung cấp báo giá
2) Bổ sung quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về mức giá trong kết quả trúng thầu các gói thầu của dự án đầu tư công làm cơ sở để ban hành thông báo giá
3) Bổ sung quy định phương pháp xác định giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công theo cơ chế thị trường
4. ĐIỂM MỚI CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
Bổ sung quy định về công bố chỉ số giá quốc gia, chỉ số giá liên vùng và quy định quản lý chỉ số giá công trình đối với công trình xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên hoặc công trình chưa có chỉ số giá được cơ quan QLNN ban hành
5. ĐIỂM MỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU
Quy định về xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về ĐMXD, giá và chỉ số giá xây dựng đáp ứng việc ứng dụng công nghệ 4.0 làm cơ sở quản lý, cung cấp thông tin để quản lý chi phí ĐTXD theo cơ chế thị trường

Chương V: CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (từ Điều 21 đến Điều 24) bao gồm quy định về chi phí và quản lý chi phí quản lý dự án và tư vấn ĐTXD.
ĐIỂM MỚI
- Bổ sung chi phí QLDA của CQNNCTQ đối với dự án PPP
- Bổ sung Nhân công tư vấn xxây dựng
- Chi phí thuê tư vấn nước ngoài phù hợp với trình độ, chất lượng tư vấn theo thông lệ quốc tế.


ĐIỂM MỚI:
- Bổ sung trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng do không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ quản lý chi phí gồm: người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn quản lý chi phí, nhà thầu thi công xây dựng
- Bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Kế hoạch và đầu tư

luongvancanh
22/11/19, 09:24 PM
10 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2019/NĐ-CP

Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Thông tư hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng
Thông tư hướng dẫn xác định giá xa máy và thiết bị thi công xây dựng
Thông tư hướng dẫn XD và quản lý cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng
Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng
Thông tư hướng dẫn xác định định mức chi phí QLDA và TVXD công trình
Thông tư hướng dẫn đo bóc khối lượng
Thông tư hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình
Thông tư ban hành định mức dự toán xây dựng công trình