PDA

Xem bản đầy đủ : Một số vấn đề chú ý khi thực hiện cuộc thanh tra xây dựng cơ bản-(sưu tầm)



luongvancanh
14/01/17, 05:34 PM
1. Chuẩn bị triển khai cuộc thanh tra xây dựng cơ bản
- Cần nắm tình hình, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, đối tượng thanh tra, ra quyết định thanh tra. Việc chuẩn bị kỹ cho cuộc thanh tra luôn có ý nghĩa quan trọng, quyết định thành công của cuộc thanh tra. Đối với cuộc thanh tra một dự án đầu tư xây dựng, cần phải nắm được nhưng thông tin cơ bản sau đây:
+ Hình thức tổ chức thực hiện dự án; Thời kỳ thực hiện dự án.
+ Tổng mức đầu tư, tổng dự toán của công trình dự án được duyệt.
+ Kế hoạch vốn đầu tư và quá trình thực hiện vốn đầu tư. Số liệu luỹ kế đến thời điểm thanh tra.
+ Khối lượng đã được nghiệm thu, đã quyết toán, khối lượng đã được thanh toán.
+ Các nhà thầu thi công (cần xác định nhà thầu chính và nhà thầu phụ), khối lượng thi công của từng nhà thầu, khối lượng đã được quyết toán thanh toán.
- Mục tiêu thanh tra dự án đầu tư xây dựng nhằm:
+ Phát hiện và kết luận những sai phạm trong chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, việc áp dụng các định mức đơn giá và nghiệm thu thanh quyết toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, việc quyết toán vốn đầu tư và bàn giao công trình để đưa vào khai thác sử dụng.
+ Xác định nguyên nhân sai phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể có liên quan đến những sai phạm đó.
+ Kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục và xử lý sai phạm, kiến nghị sửa đổi bổ, sung cơ chế chính sách.
- Nội dung cơ bản đối với thanh tra một dự án đầu tư xây dựng là:
+ Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng;
+ Việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng;
+ Việc chấp hành chế độ nghiệm thu quyết toán khối lượng công trình.
- Về đối tượng thanh tra:
Đối với một dự án đầu tư và xây dựng trong tổ chức thực hiện có liên quan đến nhiều đối tượng, có thể bao gồm: cơ quan chủ quản đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình, cơ quan cấp phát vốn và thẩm tra công trình, chủ đầu tư, Ban quản lý công trình, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn thực hiện hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình.....
Tuỳ từng mục đích và yêu cầu của cuộc thanh tra để xác định đối tượng trong mỗi cuộc thanh tra. Tuy nhiên trong thực tế kinh nghiệm thanh tra cho thấy cần tập trung vào các đối tượng thanh tra sau:
- Chủ đầu tư;
- Đơn vị thi công xây lắp;
- Đơn vị thiết kế;
- Giám sát.
+ Quyết định thanh tra:
Sau khi bước chuẩn bị xong, chúng ta mới ra quyết định thanh tra, vì quyết định thanh tra có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc thanh tra, nó liên quan đến hình thức tổ chức thực hiện cũng như việc tổng hợp kết luận một cuộc thanh tra.
.................................................. ..
Xem tiếp ở file đính kèm