PDA

Xem bản đầy đủ : cách thức quy định của luật đấu thầu có trái với nguyên tắc phân biệt đối xử của wto hay không, vì s



lanphuonght.ftu
13/08/15, 11:49 AM
Thầy và Các bạn giúp mình câu này với !!!!
cách thức quy định của luật đấu thầu có trái với nguyên tắc phân biệt đối xử của wto hay không, vì sao?
Cảm ơn nhiều nháa :D

luongvancanh
13/08/15, 05:25 PM
VỀ nguyên tắc không thể giống nhau, nhưng nhìn chung là giống nhau.
Bạn phải hỏi cụ thể vấn đề, chủ đề gì chứ không thể hỏi một cách chung chung như vậy được

lanphuonght.ftu
13/08/15, 06:21 PM
Dạ thầy, trong luật đấu thầu, chúng ta ưu đãi thầu của Việt Nam so với các nước khác đó ạ, mà khi Việt Nam gia nhập WTO, trong WTO có nguyên tắc không phân biệt đối xử (MFN với TN), đại ý câu hỏi của em là Luật đấu thầu ra đ?i có sai quy định so với nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO không ấy thầy :D, mong nhận được hồi âm sớm từ thầy, em tra trên mạng có ý kiến bảo phù hợp , có ý kiến lại cho là Luật đấu thầu sai với nguyên tắc đối xử quốc gia thầy ạ!

Nguyên tắc không phân biệt đối xử:

https://www.wattpad.com/9808494-nguy%C3%AAn-t%E1%BA%AFc-minh-b%E1%BA%A1ch-ko-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BB%91i-x%E1%BB%AD-%C6%B0u-%C4%91%C3%A3i/page/2

http://luatduonggia.vn/nguyen-tac-thuong-mai-khong-co-su-phan-biet-doi-xu


Luật đấu thầu:

Điều 3. áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó.
3. đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (g?i tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.


Điều 13. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất;
c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.
2. Trường hợp khi trúng thầu nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (nếu có) đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho phía nhà thầu Việt Nam thì nhà thầu đó sẽ bị loại.
Điều 14. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
đối tượng được hưởng ưu đãi trong đấu thầu quốc tế bao gồm:
1. Nhà thầu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
2. Nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp hoặc gói thầu EPC;
3. Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.
Chính phủ quy định chi tiết về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế.

lanphuonght.ftu
13/08/15, 06:43 PM
Đây là ý kiến của 1 người nói rằng luật đấu thầu tr?i với nguyên tắc đối xử quốc gia thầy ak!

3. VỀ quy định khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
Điều 14 Dự thảo Luật đấu thầu quy định những trường hợp được phép tổ chức đấu thầu quốc tế và các trường hợp chỉ tổ chức đấu thầu trong nước. Chúng tôi cho rằng quy định này chưa thật sự phù hợp với các nguyên tắc về đãi ngộ quốc gia (NT) trong WTO được quy định tại Điều III Hiệp định Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Điều 17 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Điều 3 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Do đó, về nguyên tắc Việt Nam không thể hạn chế đấu thầu quốc tế trong phạm vi những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 dự thảo Luật đấu thầu.
Tuy nhiên, WTO có đưa ra một trường hợp ngoại lệ trong việc áp dụng NT tại khoản 8 Điều 3 GATT, theo đó quy định nguyên tắc NT sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ. Có thể thấy, ngoại lệ của WTO không áp dụng theo nguồn vốn mà được phân biệt theo chủ thể và mục đích của việc mua sắm hàng hoá. đối tượng áp dụng của ngoại lệ chỉ là các cơ quan chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và mục đích của việc mua sắm bị hạn chế trong phạm vi tiêu dùng của chính phủ chứ không mởi rộng cho mời chủ thể sử dụng nguồn vốn nhà nước để mua sắm hàng hoá cho tất cả các dự án đầu tư. Cũng tại khoản 8 Điều 3 GATT có quy định rõ nếu như các cơ quan chính phủ mua sắm hàng hoá để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại thì cũng không được hưởng ngoại lệ của nguyên tắc NT, có nghĩa là không được có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật còn bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, là các doanh nghiệp do trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (khoản 22 Điều 4 Luật doanh nghiệp). Trong khi đó, theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại thông thư?ng, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và Việt Nam không coi mua sắm của doanh nghiệp nhà nước là mua sắm chính phủ. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ngoại lệ nguyên tắc NT trong WTO của dự thảo Luật có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý đối với Việt Nam trong tương lai. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang cân nhắc việc gia nhập Hiệp định mua sắm chính phủ, mà nội dung chính của Hiệp định này chủ yếu tập trung vào việc xác định rõ nguyên tắc không phân biệt đối xử và công khai minh bạch, trong đó chú ý vào lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm chính phủ. Do đó, chúng tôi đề nghị cân nhắc một cách kỹ lưỡng quy định tại Điều 14 dự thảo Luật./.

lanphuonght.ftu
13/08/15, 06:48 PM
Còn đây là ý kiến nêu lên quan điểm điều luật và nguyên tắc đó là hợp lý thầy ak! Đây là em tham khảo và thực sự đọc cũng ko biết cái nào mới đúng thầy ak! Thầy giúp em với! Em cũng k biết chọn l?c thông tin nữa thầy ạ! E cảm ơn thầy nha!

- Đây là 1 link em tìm được nói về các ngoại lệ của nguyên tắc không phân biệt đối xử: http://luatdauthau.net/mot-so-ngoai-le-trong-wto-va-qui-dinh-cua-viet-nam.html


- Đây là giải thích nói rằng không nh hưởng gì cả:

Bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nhưng không vi phạm các cam kết quốc tế trong điều kiện ngày càng phải hội nhập.
- Chính phủ đã có nhiều chính sách cụ thể để bảo hộ và hỗ trợ nhà thầu trong nước trong đấu thầu cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Luật Đấu thầu đưa ra điều kiện rất rõ, chỉ khi nào mới cho phép áp dụng đấu thầu quốc tế tại Điều 13. Trong trường hợp phải áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế, Điều 14 Luật Đấu thầu đã có một số quy định cụ thể về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân trong nước. Khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì các cam kết quốc tế phải tuân thủ như quy định tại điều 3 Luật Đấu thầu đã nêu ngày càng chi phối rộng và chặt chẽ.
- Tham luận của nhiều đại biểu đã nêu cũng như thông tin đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy:
+ Việc đưa yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu khi tham gia đấu thầu ở mức như thông lệ các tổ chức quốc tế yêu cầu (Như WB, ADB) làm mất cơ hội tham gia của một số doanh nghiệp Việt Nam trong đấu thầu và yếu thế so với các doanh nghiệp quốc tế, nhất là doanh nghiệp từ Trung Quốc.
+ Một số cơ chế, quy định làm cho doanh nghiệp trong nước thiệt thòi hơn so với doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, điển hình như điều kiện thanh toán thường áp dụng không bị ràng buộc chặt chẽ như phương thức L/C đối với thanh toán cho nhà thầu nước ngoài nên tăng áp lực rủi ro vốn và chi phí đi kèm cho nhà thầu trong nước. Một số nội dung khác cũng được đề cập liên quan đến chính sách thuế, thủ tục hành chính,... cũng cần được rà soát
+ Một số ý kiến nêu thực trạng: “ Nhà thầu Trung Quốc làm bài đẹp, kê khai hay nhưng khi thực hiện không phải như đã chào?; Tư tưởng thích “gọn nhẹ?, “trốn tránh trách nhiệmác của chủ đầu tư nên thích giao EPC hoặc máy móc đưa ra các tiêu chí quá cao để dễ trong việc giải trình với các cơ quan kiểm tra về quá trình đấu thầu;
+ Tương tự như trong ý kiến góp ý với Luật Xây dựng, việc phổ biến các thông tin liên quan đến các cam kết quốc tế phải tuân thủ trong đấu thầu hiện rất hạn chế. Một số đối tượng không biết và không hiểu đầy đủ nội dung cam kết nên diễn giải sai lệch trong thực hiện.
+ Các quy định được coi là “hàng rào kỹ thuật? hiện chưa được phổ biến và hướng dẫn cụ thể nên chưa được sử dụng hiệu quả, làm cho nhà thầu trong nước luôn cảm thấy bị thiệt thòi, chưa được bảo vệ một cách thích đáng.
- Nhìn về tổng thể không ai có thể phủ nhận những tác dụng tích cực đã đem lại cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian qua nhỏ sự hỗ trợ vốn ODA từ các nước và tổ chức quốc tế. Việc các tổ chức cho vay đưa ra các yêu cầu bên vay phải tuân thủ là điều dễ hiểu nhưng mục tiêu của cả hai bên đ?u có một điểm chung là sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Vấn đề là phân chia quyền lợi giữa hai bên phải được cân đối như thế nào để tối ưu nhất, hai bên cùng “thắngờ. Cuộc vận động dùng hàng Việt Nam, nội địa hoá đã được phát động và có một số chính sách cụ thể, nhưng thực tế vẫn bộc lộ bất cập làm cho hàng Việt Nam vẫn bị “thua trên sân nhà?.
Tuy vậy, cần nhìn nhận là trong Luật Đấu thầu cũng đã có quy định rất rõ điều kiện để áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế chỉ khi thoả mãn điều kiện nêu trong Điều 13 Luật Đấu thầu. Vì vậy việc “bảo hộ nội địa? chỉ bàn đến khi có ràng buộc của các điều ước quốc tế, các trường hợp còn lại là việc cạnh tranh nội bộ của các doanh nghiệp Việt Nam, nhà thầu Việt Nam với nhau.

Khuyến nghị:
- Trong đàm phán để ký kết các cam kết quốc tế cần có bài bản để chú trọng đến việc bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp trong nước, đảm bảo cho việc sử dụng nguồn lực trong nước tốt nhất.
- Cập nhật và phổ biến các điều ước cam kết quốc tế có liên quan để các cán bộ làm công tác đấu thầu tiếp cận dễ nhất, hiểu rõ để vận dụng, đảm bảo có thể bảo vệ các nhà thầu trong nước mà không trái với các cam kết đã ký.
- Thiết lập hàng rào kỹ thuật một cách khoa học, bài bản có hướng dẫn cụ thể để có thể sử dụng như một công cụ bảo hộ. hợp pháp hàng hoá, dịch vụ trong nước một cách hữu hiệu.
- Các dự án và gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu trong trong nước hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các nhà thầu trong nước cần được cạnh tranh với nhau bình đẳng để lớn mạnh, trưởng thành, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ quốc tế trong đấu thầu quôc tế và trong tương lai.

luongvancanh
22/08/15, 08:30 AM
Theo tôi,Luật Đấu thầu không trái với nguyên tắc phân biệt đối xử của WTO. Bạn phải am hiểu cả 2 Luật thì thì sẽ thấy rằng không trái.
Nhưng vấn đề là bạn quan tâm đến việc này để làm gì trên thực tế??? Ở VN, có trái đi nữa vẫn phải làm theo vì đấy là Luật mà!