PDA

Xem bản đầy đủ : Tổng quan về EPC của tổ chức trên thế giới



luongvancanh
15/09/13, 03:08 PM
Thuật ngữ hình thức hợp đồng trọn gói trao tay - Lump Sum Turn Key (LSTK) được dùng phổ biến trong lĩnh vực dự án xây dựng đơn thuần. Và từ hình thức này, nó chuyển thể sang hình thức EPC do tầm quang trọng của việc mua sắm thiết bị công nghệ trong dự án.

Thuật ngữ "trọn gói" (Lump Sum) chỉ định phương pháp xác định giá là không đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng nếu như không phát sinh công việc ngoài phạm vi hợp đồng. Thuật ngữ "Chìa khóa trao tay" (Turn Key) chỉ định phương pháp chuyển giao sản phẩm theo kiểu trọn gói cả thiết kế và xây dựng.


EPC là viết tắt của thiết kế, mua sắm , xây dựng và là một hình thức nổi bật trong ngành công nghiệp xây dựng về thỏa thuận hợp đồng. Nhà thầu thiết kế và xây dựng sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án, mua sắm tất cả các thiết bị và vật liệu cần thiết , và sau đó xây dựng để cung cấp một cơ sở hoạt động hoặc tài sản cố định cho khách hàng. Các công ty thực hiện các dự án EPC được thường được gọi là nhà thầu EPC .


Giai đoạn EPC của dự án còn được gọi là giai đoạn thực hiện thông thường có sau thiết kế gọi là FEED (Front End Engineering Design phase). Các thiết kế FEED là một thiết kế kỹ thuật cơ sở được sử dụng làm nền tảng cho việc thực hiện giai đoạn EPC. Các kỹ sư sẽ xác định các thông số thiết kế cơ bản, xác định phạm vi dự án và chia phạm vi dự án thành các gói thầu theo các ngành kỹ thuật liên quan. Nó cho phép chủ đầu tư kiểm tra giá các gói trên thị trường và tìm kiếm các nhà thầu dự thầu EPC sau này. Các thiết kế FEED có thể được chia thành các gói riêng biệt bao gồm các phần khác nhau của dự án. Các gói thiết kế FEED được sử dụng làm tài liệu cơ sở cho việc đấu thầu theo kiểu EPC của các chủ đầu tư. Thông thư?ng, chủ đầu tư thường sử dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá di?u chỉnh khi ký với nhà thầu thực hiện thiết kế FEED. Chủ đầu tư có thể sử dụng nhà thầu thiết kế FEED để triển khai thiết kế kỹ thuật nu như nhà thầu này có đủ năng lực, thông qua hình thức chỉ định thầu phụ trong hợp đồng ký với thầu chính EPC.


Thông thư?ng, các nhà thầu EPC phải thực hiện và hoàn thành dự án trong một thời gian và ngân sách đã được thỏa thuận, thường được gọi là Hợp đồng trọn gói (Lum sum) hoặc chìa khóa trao tay. Một hợp đồng Hợp đồng trọn gói (Lum sum) hoặc chìa khóa trao tay đặt rủi ro về tiến độ và chi phí cho Nhà thầu EPC.


Chủ dự án hoặc khách hàng thông thường để các nhà thầu EPC điều hành dự án bằng bộ máy của nhà thầu EPC trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng EPC. Chủ đầu tư sẽ lập Ban quản lý dự án (PMT) để kiểm soát các nhà thầu EPC. Ban quản lý dự án có thể yêu cầu chuyên gia hỗ trợ và hình thành Ban chuyên gia tư vấn dự án PMC (board Project Management Consultants) hoặc các các chuyên gia cố vấn. PMT / PMC sẽ đảm bảo nhà thầu EPC được thực hiện các công trình phù hợp với phạm vi công việc của công trình và phù hợp với hợp đồng. Việc này khá phổ biến đối với các nhà thầu thiết kế-thi công đã được giao thiết kế FEED để thực hiện luôn Hợp đồng về chuyên gia tư vấn quản lý dự án (PMC) .


Trong một số trường hợp dư thời gian, một số chủ đầu tư muốn các nhà thầu EPC làm việc trên một cơ sở tính toán chi phí trực tiếp, bằng cách trao đổi thông tin công việc với nhau cho đến khi thời gian và nguồn lực các công việc có thể xác định được khối lượng và đơn giá trong phạm vi công việc của hợp đồng. Đây là một phương pháp để chuyển đổi hình thức từ hợp đồng trọn gói sang dạng gọi là "Open Book Estimate" (tạm dịch "Dự toán chi phí mở", nghĩa là nhà thầu sẽ đưa ra tất cả các chi phí trực tiếp Họ thực hiện cho chủ đầu tư kiểm tra, sau đó công thêm các gián tiếp phí của nhà thầu vào giá sau khi đã được chủ đầu tư kiểm tra. Các chi phí gián tiếp của nhà thầu thông thường bao gồm chi phí quản lý chung, lợi nhuận, dự phòng phí....). Sau đó các điều khoản về phạm vi công việc và chi phí của hợp đồng trọn gói sẽ được thương lượng và thống nhất giữa các nhà thầu EPC và chủ đầu tư trong khi đang thực hiện các hoạt động tổng thầu EPC.

đối với cả hai thuật ngữ EPC và EPCM, chữ (C) là việc xây dựng của dự án. Tuy nhiên, trong thuật ngữ EPCM nó gắn liền với chữ (M) là để chỉ thị việc quản lý, có nghĩa là quản lý xây dựng. Chính giai đoạn xây dựng chỉ ra sự khác biệt chính giữa EPC và EPCM. Tổng thầu EPCM thực hiện các công việc giống như tổng thầu EPC, nhưng Họ không trực tiếp thi công phần xây dựng mà chỉ giúp (đại diện) chủ đầu tư quản lý, tư vấn, kiểm soát nhà thầu xây dựng thứ ba. EPCM phù hợp cho các dự án mua thiết bị hoặc dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn so với xây dựng, đồng thời chủ đầu tư được quyền can thiệp nhiều hơn trong việc chọn nhà thầu cung cấp và xây dựng. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ kiểm soát dự án tốt hơn
Có nhiều tiêu chí để lựa chọn hình thức thầu EPC và EPCM. Sau đây ta dựa vào một số tiêu chí chia sẽ rũi ro để lực chọn 2 hình thức này. EPC sử dụng hình thức giá hợp đồng trọn gói còn EPCM sử dụng hình thức giá hoàn trả (
Cost-Reimbursement, gần giống hình thức đơn giá điều chỉnh của hợp đồng VN
,
xem thêm về hình giá này tại http://www.acquisition.gov/Far/current/html/Subpart 16_3.html ). Sự khác nhau giữa 2 hình thức hợp đồng nầy là chia sẽ rũi ro, EPC rũi ro nhà thầu gánh chịu. EPCM rũi ro chủ đầu tư gánh chịu. Do đó, nhà thầu EPCM sẽ đưa giá cao hơn giá của nhà thầu EPCM. Trong EPCM, chủ đầu tư chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt các rũi ro trong tiến trình thực hiện dự án nên sẽ đóng vai trò quan trọng như một người dẫn dắt dự án. Bên cạnh đó, EPC có giá cao hơn nhưng nhà thầu chủ động giải quyết công việc nên tiến độ sẽ rút ngắn hơn EPCM.


(Lược dịch bởi Lương văn Cảnh)

luongvancanh
20/09/13, 09:50 PM
Dự án E.P.C.I.C. :
- E: Thiết kế (chiếm khoảng 10% giá dự án)
- P: Mua sắm (chiếm khoảng 40% giá của dự án )
- C.I.C: Xây dựng / Cài đặt / Vận hành (xấp xỉ 50% so với giá dự án)

Giai đoạn chuẩn bị dự án, thiết kế FEED:
- được thực hiện bởi Công ty hoặc đại diện của Công ty: Front End Engineering
Design or Basic Engineering Design
- Trong thời này cũng nghiên cứu việc lập kế hoạch, các điểm dừng quan trọng và phương thức thanh toán
- Mục đích của thiết kế FEED là để kiểm tra kỹ thuật tính khả thi của dự án, xác định những điểm quan trọng và đưa ra giải pháp kỹ thuật để chuẩn bị mời thầu kỹ thuật
- Trong giai đoạn FEED: xác định kỹ về quy trình chính thực hiện dự án và dự thảo sơ bộ Hợp đồng Dự án

Giai đoạn lựa chọn thầu:
- Cùng một lúc, các nhà thầu nhận được từ CĐT hồ sơ đầy đủ bao gồm thiết kế FEED và quy trình quản lý dự án được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án
- Mục đích của giai đoạn mời thầu kỹ thuật là để CĐT có được giá sơ bộ của giải pháp, chất lượng được nêu trong điều kiện khung của kế hoạch thực hiên / thanh toán / điểm dừng kỹ thuật
- Xác định tiến độ từ sự cạnh tranh của các nhà thầu
- Sự cạnh tranh kỹ thuật của các nhà thầu sẽ dẫn đến việc xem xét lại dự án, kiểm chứng thiết kế FEED, cách giải pháp kỹ thuật khác được đề xuất, sơ đồ hoạt động
- Sự cạnh tranh về tài chính của các nhà thầu sẽ dẫn ến việc xác lập dự toán chi phí, kế hoạch vốn, cách quản lý dự án
- Tập hợp các dịch vụ thương mại Nhà thầu.
- Tập hợp tất cả các dịch vụ khác của Nhà thầu (thiết kế, mua sắm, gia công, xây dựng, kế hoạch, giá dự toán)
- Làm sáng t? các thắc mắc trước đây của CĐT
- Xác định giá kèm với chất lượng của nhà thầu
- Thương lượng và phát hành hợp đồng

Giai đoạn thực hiện dự án:
- Bắt đầu giai đoạn thực hiện dự án bằng việc trao hợp đồng và chấp nhận hợp đồng của nhà thầu.
- Tập h?p, thành lập Ban quản lý dự án
- Háp trao đổi thông tin giữa các bên cùng với Ban QLDA
662

Trưởng bộ phận quản lý Kỹ thuật
- Phụ trách phối hợp của tất cả các vấn đề kỹ thuật (cấu trúc / đường ống / quá trình / thiết bị / điện / cơ khí / an toàn / cài đặt)
- Phụ trách quản lý ngân sách kỹ thuật

Trưởng bộ phận quản lý mua sắm
- Phụ trách mua thiết bị / vật tư số lượng lớn
- Phụ trách đơn đặt hàng và theo dõi việc mua sắm
- Phụ trách các vấn đề về thiết bị như: đảm bảo chất lượng/ kiểm soát chất lượng / Giám định chất lượng

Mối quan hệ giữa bộ phận Kỹ thuật và mua sắm:
- Mỗi yêu cầu bộ phận kỹ thuật được đưa đến bộ phận mua sắm, gồm: thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn bắt buộc
- Căn cứ vào các tài liệu mua sắm-kỹ thuật, quá trình tham vấn giữa 2 bên có thể bắt đầu trong giai đoạn mua sắm
- Bộ phận kỹ thuật tư vấn cho bộ phận mua sắm chọn nhà cung cấp phù hợp dựa trên các tiêu chí kỹ thuật ở bảng đánh giá nhà thầu

Bộ phậnkiểm soát dự án
- Phải hiểu rõ “Tại sao một qun lý dự án kiểm soát??
- Tổ chức các nhóm kiểm soát dự án
- Lập kế hoạch kiểm soát
- Kiểm soát Tiến độ
- Kiểm soát Chi phí
- Sẽ khó khăn cho một người quản lý dự án để quản lý một dự án mà không biết nếu dự án trong kế hoạch (hoặc không) cũng không phải là tình trạng chi phí dự án.
- Bộ phận kiểm soát dự án: giúp Giám đốc dự án có quyết định đúng bằng cách giám sát và kiểm soát dự án
- Phụ trách lập kế hoạch
- Phụ trách tiến trình
- Phụ trách việc kiểm soát chi phí
- Phụ trách hợp đồng và đơn đặt hàng thay đổi
- Phụ trách việc kiểm soát tài liệu
663
Quản lý hợp đồng:
- Quản lý các khía cạnh đến hợp đồng với liên quan CĐT / nhà thầu phụ / nhà cung cấp
- Quản lý các thay đổi gửi / nhận / từ chối / tiếp tục
- Theo dõi các tiĐM năng (xu hướng) thay đổi
- ?ánh dấu các việc đã thực hiện và chưa thực hiện của hợp đồng
- Dự tính khoản thanh toán cho hợp đồng chính và những thay đổi

Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát và theo dõi các tài liệu hợp đồng
- Kiểm soát và theo dõi các tài liệu kỹ thuật
- Tổ chức lưu trữ có hệ thống và cấu trúc để dễ truy cập

Mộ số quy trình của dự án
- Quy trình thanh toán
- Quy trình chấm công
- Quy trình thay đổi dự án
- Quy trình kiểm soát chi phí dự án
- Quy trình lập kế hoạch, tiến trình đánh giá và báo cáo
- Quy trình nhận và gởi văn bản, thông tin dự án