PDA

Xem bản đầy đủ : Các bài viết tham khảo về Quản lý H? EPC



luongvancanh
03/09/13, 03:39 PM
Chào các bạn,
Tôi đọc trên mạng, thấy có một số bài viết vể tổng quan và quản lý HỌ EPC, tôi xin trích lại đây để các bạn đọc tham khảo.

luongvancanh
03/09/13, 03:42 PM
Trong thời gian gần đây, một số dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo hình thức Hợp đồng Thiết kế - Cung ứng vật tư thiết bị - Xây lắp, g?i tắt là Hợp đồng EPC (Engineering - Procurenment - Construction) để qua đó đưa công trình vào vận hành khai thác một cch đồng bộ, hoàn chỉnh. Hình thức hợp đồng này đã được áp dụng cho toàn bộ dự án như: Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Phú Mỹ 2,1; Thuỷ điện Nà Hang... hay áp dụng cho một số gói thầu của dự án như tại Nhà máy l?c dầu Dung Quất, nhiệt điện Phả Lại II...
?ó là một phương thức quản lý mới trong đầu tư xây dựng; hình thức Hợp đồng EPC cần được tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ hơn để qua đó có những đề xuất bổ sung về cơ chế chính sách áp dụng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới nẩy sinh trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Thực tiễn công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cho thấy còn có nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC cần được tiếp tục làm rõ như: Tại sao lại áp dụng hình thức Hợp đồng EPC? điều kiện cần thiết để áp dụng hình thức này là gì? và việc thực hiện hình thức Hợp đồng EPC có gì khác so với các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng thông thư?ngờ
Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến một số nội dung nhằm giải đáp một phần cho những câu hỏi nêu trên.
1. Hợp đồng EPC là một phương thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Hợp đồng EPC là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Chủ đầu tư với nhà thầu để thực hiện trọn gói các công việc của một dự án/gói thầu, bao gồm: thực hiện các công việc về khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo, thi công xây dựng và lắp đặt để đưa công trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ.
Thực hiện Hợp đồng EPC tức là một số công việc trước đây do Chủ đầu tư đảm nhận như chuẩn bị thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, một số công việc về quản lý dự án... thì nay sẽ được chuyển sang cho nhà thầu EPC đảm nhận.
Từ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng những năm qua cho thấy: để tổ chức thực hiện và hoàn thành một dư án/gói thầu thì thường đơn vị Chủ đầu tư phải làm rất nhiều loại công việc khác nhau như chuẩn bị và trình phê duyệt dự án, thuê tư vấn khảo sát thiết kế, đ?n bù giải phóng mặt bằng xây dựng, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết Hợp đồng giao nhận thầu, giám sát quá trình thực hiện, giải ngân thanh toán và nghiệm thu bàn giao... trong khi đơn vị Chủ đầu tư lại bị hạn chế về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và nhân sự làm công tác quản lý dự án.
Mặt khác, cho dù đơn vị Chủ đầu tư có điều kiện để tổ chức bộ máy quản lý dự án mang tính chất chuyên nghiệp thì việc quản lý trực tiếp đối với một vài dự án đơn lẻ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nào đó cũng là cách làm không có hiệu quả cao.
Như vậy, với cách quản lý dự án phổ biến mang tính chất nghiệp dư như hiện nay thì tình trạng lãng phí, thất thoát về vốn, kiểm soát và quản lý chất lượng xây dựng công trình l?ng lẻo...là điều khó tránh khỏi, đồng thời sẽ không phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động và sáng tạo cùa các chủ thể tham gia quá trình thực hiện như nhà thầu, tư vấn và do đó sẽ hạn chế hiệu quả thực hiện dư án/ gói thầu.
Ở một mức độ nhất định, việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC có thể cho phép khắc phục được một phần các tồn tại kể trên và cả Chủ đu tư lẫn nhà thầu thực hiện đ?u có được những lợi ích của mình khi áp dụng hình thức hợp đồng này.
đối với Chủ đầu tư, việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC cho phép tận dụng được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu khi thực hiện dự án/gói thầu và trong quá trình thực hiện, do chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm chính nên Chủ đầu tư cần đến ít nhân lực và chi phí cho công tác quản lý dự án hơn. Việc cung cấp tài chính cho dự án/gói thầu cũng sẽ thuận lợi hơn do việc tạm ứng và thanh toán vốn chủ yếu theo giai đoạn thực hiện hoặc theo công trình/hạng mục công trình hoàn thành. Một phần các rủi ro nếu có trong quá trình thiết kế, cung ứng và xây dựng công trình cũng sẽ được phía nhà thầu chia sẻ cùng Chủ đầu tư; thời gian thực hiện dự án/gói thầu của nhà thầu có thể ngắn hơn do phía nhà thầu chủ động hơn ở tất cả các khâu công việc trong quá trình thực hiện.
VỀ phía Nhà thầu, việc thực hiện hình thức Hợp đồng EPC tạo điều kiện để nhà thầu tăng thêm quyền chủ động linh hoạt trong thiết kế và xây dựng, đồng thời cũng tạo ra sự hợp tác tốt hơn với đơn vị tư vấn giám sát của chủ đầu tư trên công trường. Chi phí thực hiện dự án/gói thầu của nhà thầu có thể giảm do tiết kiệm được một số khoản chi phí do việc kết hợp các khâu công việc trong quá trình thực hiện.
Với những lợi thế như đã nêu, rõ ràng việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC trong giai đoạn thưc hiện dự án/gói thầu sẽ mang lại lợi ích đồng thời cho cả việc áp dụng hình thức hợp đồng này trên thực tế cũng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định.

luongvancanh
03/09/13, 03:43 PM
2. Một số điều kiện để tiếp cận với hình thức Hợp đồng EPC
để có thể áp dụng hình thức Hợp đồng EPC, các dự án/gói thầu cần phải có được một số các điều kiện sau đây:
- Phạm vi công việc được xác định ở mức độ chi tiết cần thiết đủ để xác lập được phạm vi của hợp đồng EPC một cách rõ ràng. Điều này là rất quan trọng do liên quan đến việc phân chia công việc và trách nhiệm phải thực hiện giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Trên thực tế, khi triển khai dự án/gói thầu, có những công việc rất khó được phân định một cách rõ ràng, rành mạch. ví dụ như công tác chuần bị công trường và mặt bằng xây dựng làm đường giao thông vào địa điểm xây dựng, làm hệ thống thoát nước mặt bằng, thi công các hạng mục công trình tạm... đối với những loại công việc này cần có sự bàn bạc tỉ mỉ và thống nhất giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu đề xác định một cách linh hoạt là loại công việc nào cần được đưa vào hoặc đưa ra ngoài phạm vi cùa Hợp đồng EPC là hợp lý.
- đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ tài liệu cần thiết để mời thầu/chỉ định thầu EPC, trong đó đặc biệt cần làm rõ về các yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư đối với dự án/gói thầu. Những yêu cầu này thường rất đa dạng: có thể là về công suất khai thác, công năng sư dụng hoặc về thời gian thực hiện hay yêu cầu về ứng vốn...Các yêu cầu này cần phải đưc làm rõ, định tính và định lượng để đưa vào trong nội dung Tài liệu về các yêu cầu của chủ đầu tư để làm cơ sở lập Hồ sơ mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC trong bước tiếp theo;
- Dự án /gói thầu có yêu cầu về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý vận hành, khai thác từ phía nhà thầu thực hiện.
Ngoài các điều kiện nêu trên, việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC có thể sẽ không thích hợp đối với một số trường hợp sạu đây:
- Bên Chủ đầu tư không có điều kiện để dành đủ thời gian cần thiết cho nhà thầu nghiên cứu chi tiết các yêu cầu của mình để qua đó nhà thầu có thể xác định đầy đủ phạm vi các công việc cần phải thực hiện cũng như xác định đúng đắn các khoảng chi phí cần thíêt.
- Các dự án/gói thầu có phần khối lượng công tác ngầm lớn mà nhà thầu lại không có điều kiện để thực hiện khảo sát trực tiếp tại hiện trường.
- Những dự án/gói thầu mà Chủ đầu tư muốn dành quyền kiểm soát chi tiết đối với quá trình thực hiện.
Ngoài ra, với những dự án/gói thầu mà Chủ đầu tư không chủ động được trong việc thanh toán vốn và Nhà thầu bị hạn chế về năng lực tài chính thì cũng không nên áp dụng hình thức hợp đồng này.

luongvancanh
03/09/13, 03:53 PM
3. Những vấn đề đang đặt ra trong quản lý thực hiện Hơp đồng EPC
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của hình thức Hợp đồng EPC là các công việc của dự án/gói thầu được giao cho nhà thầu thực hiện trọn gói trên cơ sở hợp đồng ký kết nên việc tổ chức quá trình thực hiện, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu cũng có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này đang đặt ra những yêu cầu mới về quản lý thực hiện, trong đó:
a. VỀ quy trình quản lý
Sau khi có Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư có thể triển khai ngay việc lụa chọn nhà thầu để ký Hợp đồng EPC. So sánh với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng thì quy trình quản lý Hợp đồng EPC sẽ có một số thay đổi. Cụ thể xem bảng dưới đây:


Công việc thực hiện
Dự án/gói thầu thông thư?ng
Dự án/gói thầu EPC


- Cơ sở để mời thầu
-Hồ sơ mời thầu
-Tài liệu về yêu cầu của Chủ đầu tư+ Hồ sơ mời thầu


-Tài liệu thiết kế dùng để giao thầu
-Thiết kế kỹ thuật/thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán.
-Thiết kế sơ bộ bao gồm các bổ sung, chi tiết cần thiết và dự tính chi phí thực hiện.


-Giám sát quá trình thực hiện.
-Chủ đầu tư trực tiếp hoặc thuê Tư vấn để giám sát chủ yếu về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ xây dựng.
-Chủ ầu tư thông qua Tư vấn của mình để giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.


-Bàn giao công trình hoànthành
-Theo khối lượng công tác hoàn thành hàng tháng hoặc theo tiến độ thực hiện.
-Chủ đầu tư chịu tráchnhiệm vận hành chạy thử, nhà thầu không có trách nhiệm thực hiện chuyển giaocông nghệ và đào tạo về vận hành, bảo trì công trình
-Nghiệm thu theo giai đoạn thực hiện hoặc hạng mục công trình hoàn thành.
-Nhà thầu có trách nhiệmthực hiện vận hành chạy thử, chuyển giao công nghệ và đào tạo về vận hành, bảotrì công trình.



Như vậy, xét về quy trình quản lý thực Hợp đồng EPC thì có một số vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ như: nội dung các tài liệu mời thầu EPC, trình tự và thủ tục lập, thẩm định và phê duỵệt thiết kế - tổng dự toán, việc giám sát quá trình thực hiện hợp đồng và vai trò của Tư vấn do Chủ đầu tư thuê, công tác nghiệm thu, thanh toán và bàn giao công trình hoàn thành…
b. VỀ tài liệu thiết kế để giao thầu EPC
đối với các dự án/gói thầu thông thư?ng, Chủ đầu tư phải tổ chức lập, thẩm định/hiết kế kỹ thuật thi công theo phân cấp để có cơ sở lập Hồ sơ mời thầu và thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định. Tuy nhiên, với hình thức hợp đồng EPC thì do việc lập thiết kế kỹ thuật/thiết kế kỹ thuật thi công được chuyển giao cho nhà thầu thực hiện nên tài liệu thiết kế được sử dụng để giao thầu EPC chỉ có thể là thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình đã được thẩm định theo quy định. Vấn đề đặt ra ở đây là nội dung và chất lượng của thiết kế cơ sở được thẩm định, phê duyệt đã đủ để cho nhà thầu xác định được phạm vi các công việc phải làm, dự tính được chi phí thực hiện và triển khai được các bước thiết kế tiếp theo hay chưa? Theo kinh nghiệm của nước ngoài thì Tài liệu thiết kế dùng để giao thầu EPC thường là thiết kế định hướng Conceptual Design hoặc thiết kế tổng thể Front End Engineering Design với nội dung chi tiết hơn thiết kế sơ bộ của chúng ta. Mặt khác trong nhiều trường hợp, việc chi tiết, cụ thể hoá các yêu cầu của Chủ đầu tư đối với dự án/gói thầu còn chưa được thể hiện trong nội dung thiết kế sơ bộ được lập ở giai đoạn lập dự án. Do đó, việc bổ sung và chi tiết thêm các nội dung của thiết kế cơ sở là cần thiết. tuy nhiên, các bổ sung chi tiết này không được làm thay đổi mục tiêu đầu tư, quy mô và các yêu cầu đã được đặt ra cho dự án/gói thầu nêu trong Quyết định đầu tư.
c. VỀ giá hợp đồng
Việc ký kết hợp đồng EPC theo giá nào khi chưa có thiết kế và tổng dự toán công trình được duyệt là vấn đề mà cả Chủ đầu tư và Nhà thầu đ?u quan tâm.
Trong trường hợp dự án/gói thầu được đấu thầu thì giá Hợp đồng sẽ dựa trên kết quả đấu thầu đã được phê duyệt. Vấn đề được đặt ra ở đây là Nhà thầu đặc biệt quan tâm đến những biến động có thể có trong quá trình thực hiện hợp đồng như sự trượt giá trong xây dựng, xuất hiện các rủi ro mang tính chất ngẫu nhiên… nên thường đưa ra các yêu cầu về quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng. Điều này mâu thuẫn với tính chất trọn gói về công việc của Hợp đồng EPC cũng như các quy định về mức giá “trầNĐ của tổng mức đầu tư và của giá gói thầu.
đối với trường hợp chỉ định thầu thì việc xác định giá hợp đồng chỉ có thể dựa trên cơ sở của tổng mức đầu tư của dự án hoặc giá gói thầu nêu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. Tuy nhiên, mức độ chuẩn xác của các chỉ tiêu này hiện còn thấp và trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng đắc giá của hợp đồng.
Mặt khác, bản chất của việc thực hiện Hợp đồng EPC là Nhà thầu thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư như lập thiết kế chi tiết, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý chi phí và dự án/gói thầu… đồng thời phải chịu các rủi ro nếu có trong quá trình thực hiện. những nội dung này cũng cần được tính đủ chi phí trong giá Hợp đồng EPC.
Giá Hợp đồng EPC có thể được Chủ đầu tư và Nhà thầu thoả thuận theo một số phương thức như: giá trọn gói, giá có điều chỉnh, giá tính trên cơ sở chi phí cộng phí hoặc giá mục tiêu. Trong các phương thức giá hợp đồng này thì giá trọn gói có nhiều lợi thế do nhà thầu phải có trách nhiệm tối đa trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, việc áp dụng phương thức giá trọn gói cần phải tính đến các yếu tố như: mức độ chính xác khi xác định giá hợp đồng còn thấp; các yêu tố dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng còn cao… Do vậy việc áp dụng phương thức giá trọn gói thích hợp đối với các dự án quy mô nhỏ với thời gian thực hiện dưới 12 tháng. đối với các dự án/gói thầu phức tạp, có thời gian thực hiện dài thì việc áp dụng phương thức giá có điều chỉnh là phù hợp với điều kiện là cách tính điều chỉnh giá như thế nào là phù hợp.
d. VỀ nghiệm thu thanh toán
Xuất phát từ yêu cầu phải tạo được quyền chủ động, linh hoạt ch nhà thầu trong việc tổ chức thực hiện dự án/gói thầu nên việc tổ chức nghiệm thu và thanh toán trong Hợp đồng EPC về nguyên tắc được thực hiện theo giai đoạn thực hiện hợp đồng hoặc theo hạng mục công trình hoàn thành. Với nguyên tắc này thì Nhà thầu được chủ động trong việc điều phối, kiểm tra công việc trên hiện trường theo tiến độ thực hiện hợp đồng mà không bị lệ thuộc nhiều vào sự kiểm tra giám sát thường xuyên của Chủ đầu tư cũng như thời gian tiến hành công tác nghiệm thu, qua đó giảm được thời gian gián đoạn trong thực hiện công việc.
Phương thức nghiệm thu, thanh toán của Hợp đồng EPC đòi hỏi về phía Nhà thầu phải tổ chức tốt hệ thống quản lý chất lượng của mình để tự kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện các công việc, đảm bảo công việc sẽ được chấp nhận khi nghiệm thu với Chủ đầu tư, đồng thời đề cao vai trò và trách nhệm của Tư vấn của Chủ đầu tư trong việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện.
e. VỀ sử dụng nhà thầu phụ
Một trong những đặc điểm nổi bật của hình thức Hợp đồng EPC là việc sử dụng các nhà thầu phụ. Trong các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng thông thư?ng, nhà thầu được lựa chọn có thể cn hoặc không cần nhà thầu phụ tham gia thực hiện các công việc của hợp đồng.
Việc sử dụng thầu phụ trong Hợp đồng EPC có đặc điểm là quy mô khối lượng công việc và giá trị được giao thầu phụ có thể là rất lớn và về mặt quản lý. Chủ đầu tư nhất thiết phải quan tâm đến các Nhà thầu phụ được chỉ định Nhà thầu phụ có tên trong Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu EPC. Hiện tại trong các quy định quản lý của chúng ta còn thiếu các quy định và chế tài để điều chỉnh mối quan hệ giữa Tổng thầu với các nhà thầu phụ cũng như chỉ rõ mức độ quản lý của Chủ đầu tư với nhà thầu phụ và với việc giao nhận thầu lại.
Vấn đề được đặt ra ở đây là cần bổ sung các quy định trong quản lý để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc điều tiết các mối quan hệ giữa Tổng thầu và Nhà thầu phụ để một mặt đảm bảo được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu, mặt khác bảo đảm cho việc thực hiện Hợp đồng EPC không bị ảnh hưởng bởi các biến động, thay đổi về nhà thầu phụ và hợp đồng giao thầu phụ.

luongvancanh
03/09/13, 03:57 PM
TỔNG QUAN VỀ EPC
Trong chùm bài trao đổi về EPC của những người làm công tác quản lý đấu thầu, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn đọc những bài viết với các chủ đ?: tổng quan về EPC, quy trình xét thầu gói thầu EPC, điều kiện trúng thầu gói thầu EPC, sử dụng lao động nước ngoài, quản lý hợp đồng của chủ đầu tư và một số vấn đề liên quan khác.
Bài “Tổng quan về EPC? gồm 3 nội dung chính: khái niệm về EPC, bàn luận xung quanh vấn đề lợi thế và bất lợi của EPC và việc áp dụng EPC nhằm đưa ra cách hiểu chính xác về EPC trước khi đi vào những vấn đề cụ thể ở những bài viết sau.
Khái niệm EPC
EPC là một hình thức quản lý mới trong triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình. EPC là các chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Engineering -Procurement of Goods - Construction. Khái niệm này được hiểu là trong cùng một gói thầu, một hợp đồng, nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc: tư vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát), mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vật tư, thiết bị cho dự án và thi công xây lắp công trình. EPC là một hình thức cụ thể của cách tiếp cận: giao cho cùng một nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công xây lắp (Design Build - DB), khác với cách tiếp cận truyền thống thiết kế xong mới chọn nhà thầu thi công (Design - Bid - Build).
Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, EPC bao hàm các phạm vi công việc khác nhau, có thể là việc thực hiện cả dự án, cũng có thể là thực hiện một gói thầu/hạng mục công trình thuộc dự án. Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảo Điều kiện Hợp đồng mẫu cho dự án EPC, như vậy là EPC áp dụng theo dự án. Tại Trung Quốc, công việc của nhà thầu EPC bắt đầu ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án và chỉ kết thúc ở giai đoạn sau xây dựng, đưa công trình vào vận hành. Ở nước ta, EPC có thể triển khai ở phạm vi gói thầu thực hiện một công trình của dự án như tại Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 (Tổ máy số 1), cũng có thể ở phạm vi cả dự án như tại Nhà máy Thủy điện Na Hang, Tuyên Quang. Khi đưa EPC vào áp dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, các nhà quản lý lựa chọn cách sử dụng nguyên gốc tiếng Anh và chỉ giải thích bằng tiếng Việt. Điều này một phần nhằm đảm bảo tính hội nhập trong công tác quản lý kinh tế, tuy nhiên phần nào dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất.
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Đấu thầu, gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (điểm g khoản 1 Điều 31) quy định: Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư. Nghị định cũng phân biệt hợp đồng EPC với hợp đồng chìa khóa trao tay với khái niệm: Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng công trình.
đối với gói thầu EPC, chỉ có một nhà thầu chịu trách nhiệm về các nội dung: tư vấn, mua sắm thiết bị, vật tư và xây lắp. Nhà thầu EPC kết thúc công việc khi đã đào tạo, chuyển giao công nghệ, vận hành chạy thử và công trình được chủ đầu tư nghiệm thu. đối với hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài các công việc của nhà thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay còn phải thực hiện công việc lập dự án đầu tư, cùng chủ đầu tư tham gia bảo vệ dự án trước người quyết định đầu tư. Như vậy, theo các quy định trên thì khái niệm EPC và chìa khóa trao tay ở Việt Nam không hoàn toàn trùng khớp như cách hiểu của một vài diễn giả từng tham gia tranh luận về vấn đề EPC.
EPC có sự khác biệt cơ bản so với cách triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình thông thư?ng. Trong cách làm thông thư?ng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện hoặc lựa chọn nhiều nhà thầu khác nhau, với điều kiện có đủ năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện các khâu khác nhau trong một dự án: ví dụ nhà thầu tư vấn A được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhà thầu tư vấn B lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, nhà thầu xây lắp C thực hiện gói thầu xây lắp chính của dự án và nhà thầu cung cấp D cung cấp toàn bộ thiết bị của dự án. Nói cách khác, các khâu theo từng chuyên môn được tách bạch rõ ràng: công việc tư vấn do nhà thầu tư vấn đảm nhận, công việc xây lắp do nhà thầu thi công đảm nhận, hàng hóa và thiết bị của công trình do nhà thầu cung cấp đảm nhận. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu: phải có thiết kế được duyệt rồi mới tính đến chuyện đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa và nhà thầu xây lắp.

luongvancanh
03/09/13, 03:59 PM
Lợi thế và bất lợi của EPC
Từ cách phân chia công việc nêu trên, phần này của bài viết sẽ tập trung phân tích lợi thế và bất lợi của hình thức EPC so với hình thức thực hiện dự án thông thư?ng.
VỀ lợi thế
Thứ nhất, chủ đầu tư được giảm thiểu về công việc quản lý đối với dự án vì đã có một đầu mối thực hiện dự án. Nhà thầu EPC thực hiện luôn các công việc điều phối, quản lý dự án thay chủ đầu tư. Trách nhiệm kết nối các khâu, các phần trong chuỗi công việc của dự án thuộc về nhà thầu EPC; kể cả việc tổ chức mua sắm, chế tạo và cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng; lựa chọn nhà thầu phụ (nếu có)... Với hình thức này, nhà thầu được phát huy tính sáng tạo cũng như có cơ hội phát triển sâu hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Trong thời gian gần đây, nhằm xây dựng năng lực của các nhà thầu Việt Nam, một số nhà thầu trong nước được chỉ định thực hiện gói thầu EPC quan trọng như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) thực hiện dự án EPC Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1, Tổng công ty Sông ?à thực hiện dự án EPC Thủy điện Na Hang, Tuyên Quang.
Thứ hai, xuất phát từ việc thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp do một đầu mối đảm nhận nên giảm thiểu những rủi ro khi có bất cập hoặc khác biệt giữa thiết kế với thi công. Do nhà thầu thi công được tiếp cận với dự án ngay từ đầu nên giảm được thời gian nhà thầu làm quen với thiết kế, đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với biện pháp thi công hoặc ngược lại đề xuất điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp với thiết kế. Ngoài ra, tiến độ của dự án có thể được đẩy nhanh trong trường hợp triển khai công tác thi công ngay cả khi thiết kế chưa hoàn thiện. Với việc hiện thực hóa các lợi thế này, nhà thầu EPC còn có thể giảm được chi phí thực hiện dự án.
Thứ ba, đối với chủ đầu tư thì chi phí đối với gói thầu EPC dễ tiên lượng và kiểm soát hơn nhỏ có một đầu mối thực hiện. Có một số hình thức hợp đồng có thể sử dụng như: hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá. Trong nhiều trường hợp sử dụng vốn từ các tổ chức tín dụng, hợp đồng EPC được ký theo hình thức trọn gói. Điều này tạo thuận lợi cho chủ đầu tư cũng như tổ chức cho vay vốn trong kiểm soát chi phí dự án ngay từ khi bắt đầu triển khai gói thầu EPC.
VỀ bất lợi
Thứ nhất, yếu tố quyết định thành công hay hiệu quả của dự án phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của nhà thầu EPC. Việc triển khai EPC ở Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy thế bất lợi đang có xu hướng lấn lướt. Ví dụ trường hợp Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1, do nhà thầu EPC chưa có kinh nghiệm dẫn đến tiến độ Nhà máy chậm hơn 3 năm so với kế hoạch. Một số công trình do nhà thầu EPC Trung Quốc đảm nhận cũng rơi vào tình trạng tương tự. Việc khắc phục bất lợi này nằm trong cơ chế lựa chọn nhà thầu EPC - vấn đề sẽ được bàn tới trong những bài viết sau.
Thứ hai, chủ đầu tư tạo quyền tự chủ hơn cho nhà thầu nhưng rủi ro trong việc giảm quyền được giám sát của chủ đầu tư là cao, do có một đầu mối chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề của dự án/gói thầu. Điều này dẫn đến việc kiểm soát của chủ đầu tư, cũng như tư vấn giám sát đối với chất lượng của từng khâu, từng việc bị hạn chế, trong khi chủ đầu tư vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với chất lượng và hiệu quả nói chung của công trình. Vấn đề này được bàn tới trong các bài báo gần đây: vật tư không đúng chủng loại yêu cầu và đã được chủ đầu tư và tư vấn giám sát phát hiện nhưng nhà thầu EPC vẫn đưa vào sử dụng cho công trình. ?iểm bất lợi này trên lý thuyết sẽ được khắc phục một phần với quy định của Nghị định 48/2010/NĐ-CP khi từng công việc (thiết kế, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu) phải nhận được sự đồng thuận của chủ đầu tư.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu EPC có xu hướng tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Một số trường hợp không quan tâm đến chất lượng tổng thể, có thể dẫn đến rủi ro công trình không đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng như yêu cầu của chủ đầu tư. Dự án nêu trong bài “Bẫy đấu thầu giá rẻ? đăng trên báo Thanh Niên ngày 19/8/2010 là một ví dụ về bất lợi này. Vấn đề là ở chỗ quy định đối với các điều kiện, điều khoản ràng buộc trong hợp đồng và có sự kiểm soát, giám sát của chủ đầu tư, tư vấn trong thực hiện hợp đồng. Nội dung này sẽ được bàn luận trong các bài viết tiếp theo.
Việc áp dụng hình thức EPC
Nên áp dụng EPC khi nào?
EPC nên được áp dụng khi dự án có nhiều sự lựa chọn về biện pháp thi công, đặc biệt là công trình có công nghệ xây dựng tiên tiến, công nghệ thuộc bản quyền của nhà xây dựng. Khi đó, thiết kế của dự án phụ thuộc đáng kể vào từng biện pháp thi công. Việc tách khâu thiết kế với cung cấp hàng hóa và xây lắp đi với trường hợp này sẽ khiến chủ đầu tư khó xác định đâu là phương án tốt nhất. Mặt khác, trường hợp chủ đầu tư đã quyết định lựa chọn một thiết kế nhất định để đưa ra đấu thầu thì cũng không đảm bảo tính cạnh tranh bởi thiết kế đó đã có định hướng cho một loại công nghệ/biện pháp thi công nhất định.
EPC phù hợp với các công trình lắp đặt hệ thống cơ khí, hệ thống điện mà việc thiết kế và sản xuất thiết bị không thể thực hiện tách r?i. Đây là các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi tính đồng bộ hóa cao. Thực tế, nhiều công trình ngành điện, cơ khí, khai khoáng của Việt Nam đã và đang được triển khai theo EPC.
Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến cáo sử dụng EPC trong trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý dự án khi chia thành nhiều gói thầu có tính chất khác nhau hoặc trường hợp dự án có yêu cầu thực hiện theo tiến độ gấp rút mà không thể cho phép cHọ thực hiện xong thiết kế mới bắt tay vào xây dựng.
Không nên áp dụng EPC khi nào ?
Trong trường hợp chủ đầu tư không thể xác định được yêu cầu đối với công trình, các thông số chính của công trình về công suất, phương án kỹ thuật thì việc áp dụng EPC sẽ chỉ gây bất lợi. Không nên triển khai EPC khi thực tế dự án cho thấy nếu trao thầu theo hình thức EPC thì nhà thầu sẽ chịu rủi ro lớn (ví dụ: dự án/gói thầu có phần khối lượng công tác ngầm lớn mà nhà thầu lại không có điều kiện để thực hiện khảo sát trực tiếp tại hiện trường). Trường hợp này có thể xuất hiện tình huống quyền và nghĩa vụ của các bên không cân đối trong hợp đồng EPC, không đảm bảo tính khả thi của việc triển khai dự án.
Ngoài các yếu tố thuộc về điều kiện cụ thể của dự án và con người làm dự án kể trên, việc lựa chọn có thực hiện theo gói thầu EPC còn phụ thuộc vào bối cảnh chung, trong đó có hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang tạo một “độ mở? hay một sự “linh hoạt? nhất định để các chủ đầu tư lựa chọn ghép phần nào, khâu nào vào với nhau. Hãy cùng nhìn lại hiện tượng áp dụng EPC ở nhiều gói thầu trong thời gian gần đây dẫn đến việc nhà thầu trong nước “đứng ngoài cuộc? đối với các dự án lớn. Nếu chỉ tìm cách đổ lỗi cho quy định của pháp luật thì chắc chắn có phần phiến diện. Chúng ta cần suy ngẫm về vai trò của chủ đầu tư - người được giao quyền sử dụng nguồn vốn nhà nước. Nếu có trách nhiệm với xã hội khi tiêu đồng tiền đó thì hoàn toàn có cách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia thực hiện các phần việc của dự án phù hợp với năng lực trong nước.

luongvancanh
03/09/13, 04:00 PM
Thực tế triển khai EPC
Mỹ đã triển khai hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng theo cách tiếp cận thiết kế - xây dựng (DB) từ những năm 1980. Nhật Bản nghiên cứu về EPC cũng trong khoảng thời gian này, sau đó đưa vào áp dụng từ khoảng năm 2001 -2002. Trung Quốc cũng đã triển khai các hình thức cụ thể của DB từ đầu thế kỷ XXI [1]. So với các nước này, Việt Nam bắt đầu áp dụng EPC không muộn hn. Năm 1996 - 1997 chúng ta bắt tay thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả lại 2 theo phương thức EPC, sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Các dự án Thủy điện Na Hang, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 lần lượt triển khai từ năm 2000, 2002.
Hình thức quản lý đầu tư này đã phát huy tác dụng và dần chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng đầu tư xây dựng ở các nước. Vào thập niên 1980 và 1990 ở Mỹ, chỉ có khoảng 10% các dự án được áp dụng DB, đến nay con số này đã đạt khoảng 40%. Tại Trung Quốc, hiện DB chiếm 10% tổng số dự án và khoảng 5% trong tổng giá trị đầu tư xây dựng[2]. Điều này cho thấy EPC không phải là “chìa khóa vạn năngờ cho hoạt động quản lý đầu tư xây dựng và chắc chắn vẫn cần có sự thận trọng trong việc áp dụng hình thức này.
Ở Việt Nam chưa có con số thống kê đầy đủ về việc áp dụng hình thức EPC. Tuy nhiên đã có rất nhiều công trình áp dụng hình thức hợp đồng này. Có chuyên gia ước tính có khoảng 90% số dự án thượng nguồn thuộc các ngành điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất do nhà thầu EPC Trung Quốc thực hiện. Con số này hiện chưa được kiểm chứng. để làm rõ thực trạng cũng như tồn tại trong việc áp dụng EPC ở Việt Nam, hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đang gấp rút triển khai nhóm nghiên cứu về EPC. Trên cơ sở thông tin được cung cấp từ các Bộ, ngành và địa phương, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ nghiên cứu, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Thu Phong
1 Tài liệu Hội thảo “Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về Xây dựng ở các quc gia đang phát triểNĐ, tháng 8/2008, Karachi , Pakistan .

luongvancanh
03/09/13, 04:02 PM
EPC, EP+C VÀ NHÀ THẦU PHỤ ?ẶC BIỆT
Với tình hình thực hiện hợp đồng EPC như đã nêu ở các kỳ trước, liệu có giải pháp nào cho chủ đầu tư Việt Nam loại bỏ nhà thầu nước ngoài kém chất lượngờ Muốn giải quyết vấn đề này, có lẽ nên bắt đầu đi từ gốc rễ của vấn đề. ?ó là các vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư và dự toán, hay là vấn đề liên quan đến “ti?NĐ. Trước khi phán xét về “của? thì cần xem xét về “ti?NĐ, phải biết “ti?NĐ được bao nhiêu mới có thể xác định “của? có xứng đáng với đồng tiền bỏ ra không. Tuy nhiên, bài viết này không có tham v?ng đi sâu phân tích giải pháp về “ti?NĐ, vì những vấn đề như: giá điện, cách lập tổng mức đầu tư, dự toán, nguồn vốn đầu tư… là những vấn đề lớn, ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề và đ?i sống dân cư mà không thể đưa ra đối sách để thực hiện một sớm một chiều.
Trong nhiều Dự án nhất là các Dự án mang tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cao như các dự án Dầu khí, Chủ đầu tư thường ký và khoái các gói thầu dạng EPC hoặc EPCI, vậy khái niệm về các gói thầu này là gì?

1. EPC là tên viết tắt tiếng Anh của Engineering /Procurement / Construction, Đây là hợp đồng xây dựng mà nhà thầu phải thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

2. EPCI stands for Engineering, Procurement, Construction and Installation
It is a common form of contracting arrangement within Offshore construction. Under an EPCI contract, the contractor will design the structure(s), procure the necessary materials, undertake construction and transportation, and set it up at the offshore site. The contractor does this either through own labour or by subcontracting part of the work. The contractor carries the project risk for schedule as well as budget in return for a fixed price, called Lump sum or LSTK depending on the agreed scope of work.[SUP]
In EPCI contracts, the contractor rarely carries the project risk unconditionally. Rather, contractor and customer have detailed discussions on the division of the risk. Risk of delays and cost overruns due to lacking "Weather windows" is an example of a typical risk that may be born by the customer rather than the contractor.

Những tên EPC, EPCI đã được Luật Xây dựng Việt Nam sử dụng.

Vì vậy, bài viết này tập trung vào giải pháp trước mắt: đó là có thể tách phần xây dựng, lắp đặt (C) trong gói thầu EPC thành một gói thầu riêng được hay không? Nếu có thể tách phần xây dựng, lắp đặt trong gói thầu EPC thành một gói thầu riêng để tổ chức đấu thầu trong nước thì những vấn đề như: nhà thầu nước ngoài đưa lao động phổ thông vào trong nước sẽ được hạn chế tới mức thấp nhất. Theo đó, những hậu quả liên quan của việc đưa lao động phổ thông vào Việt Nam cũng không còn, người lao động Việt Nam có thêm cơ hội việc làm và doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để nâng cao trình độ kỹ thuật và sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, với năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu Việt Nam hiện tại, việc tách gói thầu EPC thành hai, thậm chí ba gói thầu như EP+C hay E+P+C… trong ngành nhiệt điện đốt than liệu có khả thi?
Việc tách phần xây dựng trong gói thầu EPC thành một gói thầu riêng để tổ chức đấu thầu trong nước đang được thực hiện ở một số ngành như: xi măng, thủy điện… Ở gói thầu EPC nhiệt điện đốt than, phần C là phần xây dựng và lắp đặt như: xây dựng nhà máy chính, các hạng mục chính (nhà năng lượng, lò hơi, nhà điều khiển trung tâm, khu khử bụi tĩnh điện…), xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các hạng mục phụ trợ (kho than khô, ống khói, hệ thống cấp than, hệ thống cung cấp đá vôi, đường ô tô trong và ngoài nhà máy…). Tại các dự án này, nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện các công việc như là xây dựng nhà phục vụ chung, đường ô tô trong và ngoài nhà máy, hàng rào, kênh nhận nước tuần hoàn, bãi xỉ… (vốn được nhà thầu phụ Trung Quốc thực hiện ở một số dự án).
Cho đến nay, trong ngành nhiệt điện đốt than, chỉ có duy nhất Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) là nhà thầu Việt Nam đã từng thực hiện gói thầu EPC (xây dựng các nhà máy: Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhiệt điện Vũng ?ng). Ngoại trừ nhà thầu LILAMA, theo Lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), nhìn chung, năng lực của nhà thầu trong nước chưa đủ để đảm nhận toàn bộ công việc xây dựng và lắp đặt trong gói thầu EPC nhiệt điện đốt than, bao gồm việc xây dựng và lắp đặt các hạng mục chính và hạng mục phụ trợ. ?iển hình là gói thầu EPC xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn. Chủ đầu tư là Tập đoàn TKV đã mời hai nhà thầu phụ của Việt Nam là Tổng công ty Xây dựng Cng nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng thực hiện công việc lắp đặt. Tuy nhiên, việc công trình chậm bàn giao có sự đóng góp của… hai nhà thầu phụ Việt Nam. So với nhà thầu nước ngoài là Công ty Công trình điện Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc, hai nhà thầu phụ Việt Nam không những có kinh nghiệm ít hơn mà trình độ kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề cũng kém hơn. Điều này đã làm ảnh hưởng tới tiến độ chung thi công xây dựng công trình.
Một e ngại khác từ phía chủ đầu tư khi tách phần C ra khỏi gói thầu EPC là trình độ, năng lực quản lý của chủ đầu tư. Lãnh đạo một công ty con của một tập đoàn (hiện là chủ đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện đốt than) thẳng thắn bày t? sự quan ngại rằng, bộ máy nhân sự, năng lực quản lý của công ty ông khó có thể đáp ứng được việc tách gói thầu xây dựng và lắp đặt ra khỏi gói thầu EPC. Việc tách phần C ra khỏi gói thầu EPC đòi hỏi chủ đầu tư phải chuyên nghiệp trong khâu tổ chức đấu thầu để việc lựa chọn được nhà thầu C đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án, tránh trường hợp nhà thầu EP đã thực hiện phần lớn khối lượng công việc của mình mà nhà thầu C thì chưa chọn được. Chủ đầu tư cũng cần chuyên nghiệp trong quản lý hợp đồng nhằm phối hợp phần công việc giữa các nhà thầu EP và nhà thầu C, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các nhà thầu này. Ngoài ra, việc chuyên nghiệp trong quản lý hợp đồng của chủ đầu tư cũng nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu này (như chậm giao thiết bị) làm ảnh hưởng tới việc thc hiện hợp đồng của nhà thầu kia.
Với đòi hỏi năng lực quản lý và trách nhiệm của chủ đầu tư trong gói thầu EP+C cao hơn so với gói thầu EPC, sự quan ngại của chủ đầu tư không phải là không có cơ sở. Ở cấp Tập đoàn làm chủ đầu tư, với kinh nghiệm quản lý nhiều năm và quy tụ đội ngũ cán bộ gi?i chuyên môn, việc quản lý gói thầu EP+C không phải là quá khó. Thực tế ở Tập đoàn ĐIỆN lực Việt Nam và Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã có nhiều dự án được tách phần công việc xây dựng và lắp đặt riêng để đấu thầu trong nước.
Tuy nhiên, ở cấp các doanh nghiệp liên kết, công ty con của Tập đoàn, tách C ra khỏi EPC không dễ dàng như vậy. Vì vậy, đối với gói thầu nhiệt điện đốt than đấu thầu quốc tế, Chính phủ nên giao cho các Tập đoàn làm chủ đầu tư, hoặc ít nhất cần có một cơ chế phối hợp giữa Tập đoàn và công ty con để làm chủ đầu tư nhằm tận dụng kinh nghiệm, năng lực của Tập đoàn, từ đó dần dần có thể tách C thành một gói thầu riêng đấu thầu trong nước. Ngoài ra, cũng nên nâng cao vai trò và trách nhiệm của tư vấn quản lý dự án, đấu thầu trong việc giúp chủ đầu tư thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng.
Như đã phân tích ở trên, với năng lực của nhà thầu Việt Nam và chủ đầu tư hiện nay, trong giai đoạn trước mắt, khó có thể tách ngay phần công việc xây dựng và lắp đặt ra khỏi gói thầu EPC đối với tất cả dự án nhiệt điện đốt than mà chỉ thực hiện được điều này trong một số dự án. Điều này phải chăng có nghĩa là với số dự án nhiệt điện đốt than còn lại, Việt Nam vẫn tiếp tục phải chấp nhận tình trạng “về quýt dày thiếu móng tay nh?NĐ, lao động phổ thông nước ngoài vẫn tiếp tục tràn vào lãnh thổ Việt Namác
để giải quyết tình trạng này, một số ý kiến cho rằng, cần quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là nhà thầu nước ngoài phải sử dụng nhà thầu phụ xây dựng và lắp đặt Việt Nam. Khoản 2 Điều 65 Nghị định 85/2009/NĐ-CP cũng đưa ra quy định xử phạt đối với tổ chức, cá nhân “không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đáp ứng yêu cầu của gói thầu?.
Tuy nhiên, những quy định nêu trên rất dễ mang tính “hình thức? vì nhà thầu nước ngoài có thể dễ dàng “lácHọ các quy định này. Những phần công việc mà nhà thầu phụ Việt Nam có thể đảm nhận được thì nhà thầu nước ngoài chào với giá rất thấp. Hậu quả là khó có nhà thầu Việt Nam nào đảm đương nổi công việc này, cuối cùng những công việc đó lại rơi vào tay nhà thầu phụ nước ngoài mà chủ đầu tư đành phải ngầm chấp nhận để đảm bảo tiến độ dự án. Có trường hợp như tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả, nhà thầu phụ Việt Nam đã ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài nhưng chỉ xây dựng dở dang một phần công trình vì còn phải “bỏ của chạy lấy ngư?i? do giá ký hợp đồng quá thấp.
để giải quyết vấn đề này, các nhà quản lý có lẽ nên nghiên cứu đưa điều khoản “nhà thầu phụ đặc biệt? trong các gói thầu EPC đấu thầu quốc tế (hoặc chỉ định thầu) mà các gói thầu này chưa thể tách phần C. Khác với nhà thầu phụ thông thường do nhà thầu chính xác định, đi với nhà thầu phụ đặc biệt, chủ đầu tư được quyền chỉ định. để tránh trường hợp nhà thầu nước ngoài chào giá thấp cho phần công việc mà nhà thầu Việt Nam có thể đảm nhận được, chủ đầu tư có thể giành quyền xác định giá trị phần công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt mà nhà thầu nước ngoài phải ký hợp đồng với nhà thầu phụ đặc biệt theo mức giá đó (Trong Điều kiện Hợp đồng cho các dự án EPC/chìa khóa trao tay xuất bản năm 1999 của Hiệp hội Kỹ sư tư vấn quốc tế FIDIC không quy định rõ về cách thức thanh toán cho nhà thầu phụ đặc biệt, chủ đầu tư có thể quy định chi tiết phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam).
để làm được điều này, không chỉ trong hồ sơ mời thầu, mà thậm chí trong cả Hiệp định vay vốn với nhà tài trợ cũng phải đưa ra quy định về nhà thầu phụ đặc biệt. Giải pháp này, trong bối cảnh chưa thể ngay lập tức tách được phần C trong tất cả gói thầu EPC hiện nay nhưng sẽ góp phần hạn chế được sự tham gia của nhà thầu phụ nước ngoài và lao động phổ thông nước ngoài trong các dự án ở Việt Nam.

luongvancanh
03/09/13, 04:13 PM
III – CẤP PHÉP THẦU ??I VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1. Điều kiện để được cấp phép thầu (Điều 4 Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)
để được cấp giấy phép thầu, nhà thầu nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện và yêu cầu sau:
1. Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:
A) đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
B) đã có hợp đồng giao nhận thầu.
2. Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:
A) đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
B) đã có hợp đồng giao nhận thầu.
C) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong mời trường hợp được giao thầu (do thắng thầu thông qua đấu thầu hoặc được chọn thầu) nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam).
4. Phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
2. Hồ sơ xin phép thầu (Điều 5 Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)
2.1. để được xem xét cấp giấy phép thầu tại Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải gửi hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 và Điều 16 của Quy chế này.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu gồm:
A) đơn xin cấp giấy phép thầu (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn).
B) Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
C) Bản sao Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, giấy phép hoạt động tư vấn đối với cá nhân) và chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp.
D) Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và báo cáo kiểm toán tài chính trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này).
E) Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu).
G) Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
2.2. đơn xin cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Các giấy t?, tài liệu khác của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác). Các giấy t?, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài (Điều 7 Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)
3.1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:
A) được quyền yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép thầu và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Quy chế này.
B) được quyền tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Quy chế này.
C) được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép thầu được cấp.
3.2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:
A) Đăng ký địa chỉ, phương tiện liên lạc, tài khoản giao dịch và nơi mở tài khoản giao dịch của Văn phòng điều hành công trình và người đại diện thực hiện hợp đồng tại cơ quan có liên quan theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án nhận thầu. đồng thời thông báo các thông tin đó tới Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có công trình xây dựng.
B) Đăng ký sử dụng con dấu của Văn phòng điều hành công trình tại Công an tỉnh, thành phố nơi có công trình xây dựng. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong các công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép thầu.
Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải nộp con dấu cho cơ quan đã cấp dấu đó.
C) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng.
D) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
Chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng.
Người nước ngoài làm việc cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất - nhập cảnh, đăng ký tạm trú hoặc thường trú và đăng ký để được cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
E) Làm các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Thương mại, bao gồm:
- Đăng ký tạm nhập tái xuất vật tư, máy móc, thiết bị thi công xây dựng;
- Đăng ký danh mục nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, các thiết bị toàn bộ và đồng bộ cho công trình thuộc hợp đồng nhận thầu.
G) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định khi dự thầu, chào thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
H) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư và xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hoá đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
I) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu.
K) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
L) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
M) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép thầu.
N) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng. đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của Văn phòng điều hành công trình và hoàn trả con dấu Văn phòng điều hành cho cơ quan đã cấp dấu đó.
O) Cung cấp dữ liệu thông tin cho cơ quan quản lý dữ liệu thông tin về nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Thời hạn xét cấp giấy phép thầu và lệ phí cấp giấy phép thầu (Điều 6 Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam)
4.1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Quy chế này xem xét hồ sơ để cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thầu phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
4.2. Khi nhận giấy phép thầu, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
4.3. Giấy phép thầu hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
A) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý.
B) Hợp đồng không còn hiệu lực vì nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.





IV – NGHĨA VỤ THUẾ ??I VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1. Các loại thuế áp dụng (Khoản 3, Mục I, Phần A Thông tư 134/2008/TT-BTC)
1.1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
1,2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
1.3. đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
2. Căn cứ và phương pháp tính thuế
2.1 Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục II Phần B Thông tư này nếu đáp ứng các điều kiện:
(i) Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
(ii) Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
(iii) áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.
Phương pháp tính
- Thuế giá trị gia tăng: Thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.2. Nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu
Điều kiện áp dụng: Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện của Phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Phương pháp tính:
2.2.1. Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT:


Số thuế GTGT
phải nộp


=

Giá trị
gia
tăng


x

Thuế suất thuế
GTGT



Giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT được xác định bằng doanh thu tính thuế GTGT nhân tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu


Doanh thu tính thuế
GTGT


=

Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT

1 - Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x thuế suất thuế GTGT







STT


Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh
thu tính thuế



1

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm

50



2

a) Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng
b) Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng

30


50



3

Vận tải, sản xuất, kinh doanh khác

30



Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT là thuế suất quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT:


Số thuế GTGT
phải nộp


=

Giá trị
gia
tăng


x

Thuế suất thuế
GTGT



Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
2.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.



Số thuế
TNDN
phải nộp


=

Doanh thu
tính thuế
TNDN


x

Tỷ lệ thuế TNDN
tính trên doanh thu tính thuế



Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).


Doanh thu tính thuế
TNDN


=

Doanh thu không bao gồm thuế TNDN

1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế




Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế




STT


Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế



1

Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hoá, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam


1



2

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm

5



3

Xây dựng

2



4

Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không)


2



5

Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển


2



6

Tái bảo hiểm

2



7

Chuyển nhượng chứng khoán

0,1



8

Lãi tiền vay

10



9

Thu nhập bản quyền

10