PDA

Xem bản đầy đủ : Thắc mắc về các loại chi phí theo quy định mới



seaboy
30/07/08, 03:47 PM
Xin chào thầy ! Em là học viên của lớp định giá xây dựng tại trung tâm CPA, em có một số thắc mắc về các loại chi phí theo quy định mới mong thầy hướng dẫn giúp, em xin cảm ơn thầy nhìu !


Trong công văn 1751 chỉ quy định định mức chi phí cho (tư vấn) lập dự án như vậy định mức chi phí thiết kế cơ sở có nằm chung luôn trong định mức chi phí lập dự án ko ? (vì theo luật xây dựng thì khi trình duyệt dự án đầu tư phải luôn phải đi kèm thiết kế cơ sở), nếu có thì có thể tách 2 loại này ra riêng với tỉ lệ bao nhiu trong phần chung ? nếu ko thi phải lập dự toán riêng như thế nào ?
Tương tự câu 1 nhưng với định mức chi phí cho (tư vấn) thiết kế bản vẽ thi công, khi đó (tư vấn) lập dự toán có nằm chung luôn trong định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công ko ? (vì theo xu hướng hiện nay đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán còn đơn vị thi công trúng thầu sẽ làm luôn thiết kế bản vẽ thi công), nếu có thì có thể tách 2 loại này ra riêng với tỉ lệ bao nhiu trong phần chung ? nếu ko thi phải lập dự toán riêng như thế nào ?
Trong diễn đàn có bài viết tại http://www.dutoan.vn/forums/showthread.php?p=66#post66 (http://www.dutoan.vn/forums/showthread.php?p=66#post66) về cách sử dụng công văn 662/BXD-VP ngày 10/4/2008 để chuyển đổi suất đầu tư về năm 2008 – quý I, cách tính như vậy được hướng dẫn tại văn bản nào, nếu áp dụng cách tính này thi khi xác định tổng mức đầu tư hay tổng dự toán thì phần chi phí dự phòng đối với dự án thực hiện trên 02 năm có tính phần trượt giá nữa ko (vì sẽ sử dụng chỉ số giá lần nữa) ? nếu ko thì khi nào áp dụng cách tính này, mục đích để làm zì ?
Tại sao khi lập dự toán thì chi phí giám sát bên B và chi phí lập bản vẽ hoàn công của bên B được lấy từ chi phí chung trong bảng “Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng, chi phí chung này được xác định cụ thể (vì có định mức chi phí chung theo từng loại công trình) nhưng khi lập tổng mức đầu tư thì trong phần “Chi phí khác? ko có 2 loại chi phí trên mà chỉ có “một số chi phí khác?, vậy 02 loại chi phí trên có thể đưa được vào đâu, nếu đưa vào mục “một số chi phí khác? thì xác định cụ thể như thế nào, nếu ước tính theo tỉ lệ % thì giá trị là bao nhiu ?
So với thiết kế bản vẽ thi công (có bao gồm cả lập dự toán ko ?) và lập dự án đầu tư (có bao gồm cả lập thiết kế cơ sở ko ?) thì khối lượng công việc của 02 loại chi phí này ko quá cách biệt nhưng tại sao trong công văn 1751 thì định mức chi phí lập dự án lại rất thấp so với định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công, có phải do trách nhiệm pháp lý lớn hơn ko ?

luongvancanh
31/07/08, 10:25 AM
Trong công văn 1751 chỉ quy định định mức chi phí cho (tư vấn) lập dự án như vậy định mức chi phí thiết kế cơ sở có nằm chung luôn trong định mức chi phí lập dự án ko ? (vì theo luật xây dựng thì khi trình duyệt dự án đầu tư phải luôn phải đi kèm thiết kế cơ sở), nếu có thì có thể tách 2 loại này ra riêng với tỉ lệ bao nhiu trong phần chung ? nếu ko thi phải lập dự toán riêng như thế nào ?

Chi phí thiết kế cơ sở đã được tính vào trong định mức chi phí lập dự án. Không có hướng dẫn tính % riêng cho phần thiết kế cơ sở. Nếu phải hợp tác cùng nhau để thực hiện lập dự án, các bên phải tự thương lượng phân chia tỉ lệ định mức của 1751.


Tương tự câu 1 nhưng với định mức chi phí cho (tư vấn) thiết kế bản vẽ thi công, khi đó (tư vấn) lập dự toán có nằm chung luôn trong định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công ko ? (vì theo xu hướng hiện nay đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán còn đơn vị thi công trúng thầu sẽ làm luôn thiết kế bản vẽ thi công), nếu có thì có thể tách 2 loại này ra riêng với tỉ lệ bao nhiu trong phần chung ? nếu ko thi phải lập dự toán riêng như thế nào ?

Hai bên phải thương lượng nhau tỉ lệ ăn chia của lập dự toán và thiết kế kỹ thuật. Cũng có thể xác định băng cách lập dự toán riêng theo biểu mẫu hướng dẫn của TT04/2005 hoặc TT 05/2007 hoặc CV 1751. Trước đây (nay chỉ để tham khảo), Bộ xây dựng có chia tỉ lệ lập dự toán là 8% của định mức thiết kế, hiện nay thay vì thương lượng, các bên thường thống nhất nhau theo con số này.


Trong diễn đàn có bài viết tại http://www.dutoan.vn/forums/showthread.php?p=66#post66 (http://www.dutoan.vn/forums/showthread.php?p=66#post66) về cách sử dụng công văn 662/BXD-VP ngày 10/4/2008 để chuyển đổi suất đầu tư về năm 2008 – quý I, cách tính như vậy được hướng dẫn tại văn bản nào, nếu áp dụng cách tính này thi khi xác định tổng mức đầu tư hay tổng dự toán thì phần chi phí dự phòng đối với dự án thực hiện trên 02 năm có tính phần trượt giá nữa ko (vì sẽ sử dụng chỉ số giá lần nữa) ? nếu ko thì khi nào áp dụng cách tính này, mục đích để làm zì ?

Việc quy đổi suất đầu tư của năm 2006 về các năm kế tiếp dựa vào chỉ số giá không có văn bản nào hướng dẫn. Nhưng mục đích của việc công bố chỉ số giá là để làm chuyện đó cũng như tính dự phòng trượt giá. Giống như không ai hướng dẫn bạn tính giá trị đồng tiền trong quá khứ về hiện tại hoặc tương lai, cũng như tính tiền gởi tiết kiệm của bạn vào ngân hàng dựa vào % lãi suất tiền gởi ngân hàng nhưng bạn phải biết tính (dựa vào kiến thức chuyên môn của kinh tế-tài chính).
Bản chất của việc quy đổi suất đầu tư là giống như tính dự phòng trượt giá trong việc lập chi phí vốn cho dự án. Một cái là quy đổi (dự phòng) số vốn trong quá khứ về hiện tại, một cái là quy đổi số vốn hiện tại về tương lai.
áp dụng cách tính này thi khi xác định tổng mức đầu tư hay tổng dự toán thì phần chi phí dự phòng trượt giá đối với dự án thực hiện trên 02 năm vẫn phải tính bình thường (vì nó là quy đổi số vốn hiện tại về tương lai).


Tại sao khi lập dự toán thì chi phí giám sát bên B và chi phí lập bản vẽ hoàn công của bên B được lấy từ chi phí chung trong bảng “Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng, chi phí chung này được xác định cụ thể (vì có định mức chi phí chung theo từng loại công trình) nhưng khi lập tổng mức đầu tư thì trong phần “Chi phí khác? ko có 2 loại chi phí trên mà chỉ có “một số chi phí khác?, vậy 02 loại chi phí trên có thể đưa được vào đâu, nếu đưa vào mục “một số chi phí khác? thì xác định cụ thể như thế nào, nếu ước tính theo tỉ lệ % thì giá trị là bao nhiu ?

Bạn đã hiểu nhầm việc xác định vốn của dự án và chi phí phí chung của bên B rồi. Hai chi phí mà bạn đề cập là chi phí gián tiếp của bên B thực hiện cho dự án và không có định mức vì nó được xem như chi phí quản lý của bên thi công và được tính gộp vào chi phí xây dựng khi bên B nhận thầu cho bên A. Còn khi lập tổng mức đầu tư là nhằm xác định chi phí bên A bỏ ra bao nhiêu để thực hiện dự án thông qua 7 loại cơ cấu chi phí, trong đó có chi phí xây dựng (đã bao gồm chi phí chung của bên B). Do đó không thể xem 2 chi phí mà bạn nêu là chi phí khác của bên A được, nên nó không được liệt kê và tính toán vào bảng chi phí khác của bên A.


So với thiết kế bản vẽ thi công (có bao gồm cả lập dự toán ko ?) và lập dự án đầu tư (có bao gồm cả lập thiết kế cơ sở ko ?) thì khối lượng công việc của 02 loại chi phí này ko quá cách biệt nhưng tại sao trong công văn 1751 thì định mức chi phí lập dự án lại rất thấp so với định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công, có phải do trách nhiệm pháp lý lớn hơn ko ?

Vấn đề này do Bộ Xây dựng nghiên cứu và công bố nên định mức tỉ lệ, do đó tôi không có thông tin và số liệu vấn đề này để giải đáp. Nhưng tôi cũng đồng ý quan điểm của bạn vừa nêu, tức định mức lập dự án quá thấp so với với thiết kế. Việc nghiên cứu thiết kế cơ sở và số liệu dự án rất quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án , nhưng lại có chi phí thấp là không hợp lý. Bạn có thể gởi email phản ánh đến Bộ Xây dựng để được giải đáp thêm.

seaboy
01/08/08, 12:00 AM
Rất cảm ơn thầy đã giải đáp giúp ! Chúc forums ngày càng phát triển :)