PDA

Xem bản đầy đủ : Phân tích ưu khuyết điểm và các điểm mới của Nghị Định 15/2013/NĐ-CP



luongvancanh
21/04/13, 10:12 PM
Chào các bạn.
Nội dung của bài viết này mang tính chất tham khảo và bình luận khách quan. Do đó bạn đọc có thể tham gia ý kiến.

VỀ tổng thể:


NĐ 15 và NĐ 209 đ?u dự trên nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng ISO.
NĐ 15 đưa thêm quy trình thực hiện và nhiệm vụ của các đối tượng cụ thể so với với 209.
NĐ 209 hướng dẫn chi tiết, biểu mẫu còn NĐ 15 không quy định các chi tiết biểu mẫu mà để cho các bên tự thống nhất và thể hiện trên hợp đồng.
NĐ 15 ràng buộc các đối tượng tham gia vào hoạt động xây dựng phải chịu trách nhiệm chất lượng phần việc mình thực hiện, trong khi đó thì NĐ 209 bắt CĐT phải chịu trách nhiệm


Các điểm mới:

Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên trang web của BXD:

Việc thực hiện đăng các đơn vị đủ năng lực lên trang web là tốt, cung cấp thông tin cho mời người tham khảo và lựa chọn. Tuy nhiên, có khả năng tạo ra "cơ chế xin cho". Các lĩnh vực sau sẽ được lên trang web của BXD kể từ 09/2013
a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình

Nhà nước tham gia vào quá sâu trong hoạt động thiết kế và thi công:

Với lý do là những năm vừa qua có một số công trình không đảm bảo chất lượng, gây sự cố, bên cạnh đó một số tư vấn thẩm tra chỉ "đóng dấu ăn ti?n" chứ không thật sự thẩm tra kỹ thuật, nên BXD đã đưa ra quy định cơ quan QLNN tham gia thẩm tra thiết kế và nghiệm thu công trình. Vấn đề này gây nên "cơ chế xin qua" dễ dẫn đến tiêu cực trong cơ quan QLNN, bên cạnh đó sẽ làm kéo dài trong việc triển khai thiết kế, nghiệm thu thi công do phải qua một đối tượng trung gian là cơ quan QLNN. Các Sở đang quá tải, bây giờ lại thêm việc thẩm tra-nghiệm thu, phải tăng nhân sự lên và phải đào tạo lại năng lực, kiến thức cho bộ phận này.
Ở các nước tiên tiến, nhà nước không tham gia vào các việc này để tránh tiêu tn nguồn lực, người ta quản lý các đơn vị thẩm tra và thiết kế sao cho đảm bảo chất lượng và năng lực mà thôi, thậm chí giao cho các Hiệp hội quản lý luôn để khỏi tốn nguồn lực. Trong khi đó Việt nam lại đi ngược với xu thế này. Lẽ ra, BXD chỉ cần quản lý các đơn vị tư vấn thông qua trang web nêu trên (5 năm kiểm tra lại ) và chỉ những đơn vị có tên trên trang web này thực hiện thẩm tra là được rồi.


áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện do người quyết định đầu tư chọn lựa và phê duyệt. Vấn đề này tốt hơn NĐ 209

Phân loại công trình

?ổi tên loại công trình thủy lợi thành NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


Chỉ dẫn kỹ thuật

Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật. Vấn đề này công nhận các "spec" trong thiết kế và hồ sơ mời thầu lâu nay thường làm. Vấn đề này tốt hơn NĐ 209. Như vậy, nhà thầu thiết kế phải làm thêm nội dung này trong hồ sơ thiết kế của mình: tăng việc nhưng thiết kế phí chưa tăng.


Lập và phê duyệt biện pháp thi công

Nhà thầu lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngư?i, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công. Khác với NĐ 209 là nhà thầu lập và CĐT phê duyệt.

Chứng nhận an toàn chịu lực công trình: b?, không thực hiện nữa

luongvancanh
21/04/13, 11:15 PM
Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.


Nhiệm vụ khảo sát phải có trước khi lựa chọn nhà thầu khảo sát. Chưa có nhà thầu vậy ai lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng cho CĐT đây? Thuê lập hay chỉ định thầu ngầm rồi nhà thầu đó lập cho CĐT:confused:
Tương tự như vậy cho nhiệm vụ thiết kế.

Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Điều 21. Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

5. Hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế, bao gồm:


1.Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan;
2.Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (đối với trường hợp thiết kế 2 bước và thiết kế 3 bước) hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với trường hợp thiết kế 1 bước);
3.Hồ sơ về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;
4.Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.


đã có trang web quản lý năng lực các nhà thầu, cơ quan QLNN nên dựa vào thông tin trang web để kiểm tra năng lực nhà thầu khảo sát, thiết kế không nên yêu cầu cung cấp Hồ sơ về điều kiện năng lực của nhà thầu vì hồ sơ này rất dày và nặng NĐ.

Điều 22. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình

2. đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp còn lại, chủ đầu tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, thẩm tra, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này.
Vấn đề đặt ra là thay đổi lớn hay nhỏ gì cũng quay lại cơ quan QLNN thẩm tra lại đúng không? Chưa nói rõ vấn đề này. Nếu đúng như thế thì thực tế không khả thi vì công trình nào cũng có thay đổi thiết kế không ít thì nhiều

Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

2. Trước 10 ngày làm việc (đối với công trình cấp II, III và cấp IV) chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền báo cáo hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành công trình cùng danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình.
d) Cơ quan quản lý nhà nước kết luận bằng văn bản về các nội dung kiểm tra trong thời hạn 15 ngày làm việc

Vô lý, 10 ngày để nghiệm thu vậy mà 15 ngày mới kết luận thì CĐT làm sau nghiệm thu trong vòng 10 ngày :confused:

tuanbkxd
18/02/14, 09:19 AM
Hay quá thầy ơi! E cũng đang thấy rối khi áp dụng Nghị định mới này. ?ợt này Nhà nước lại ôm vào nữa rồi, không biết tình hình sẽ ra sao, Haiz.