PDA

Xem bản đầy đủ : Các định hướng mới dành cho người lập dự toán- kỹ sư định giá



luongvancanh
15/07/08, 08:51 AM
Trích bài từ http://diendanxaydung.vn (http://diendanxaydung.vn/)

TS. Dương Văn Cận
Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng

Trên thị trường xây dựng trong những năm qua, mà đặc biệt trong năm 2007, giá xây dựng đang có sự tăng đột biến ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả các yếu tố đầu vào, mà đặc biệt là do giá cả vật liệu tăng cao. Thông thường cơ cấu vật liệu chiếm 60 - 80% giá thành xây dựng, nên một khi giá vật liệu chỉ tăng 1% thôi đã làm ảnh hưởng tăng đáng kể đến giá thành xây dựng rồi.
Qua theo dõi sự biến động giá vật liệu từ năm 2007 đến nay cho thấy giá vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2000 - 2003 khá ổn định, trong đó, có những loại vật liệu giá có xu hướng giảm (như cát, xi măng). Từ sau năm 2003, đặc biệt là vào các năm 2006, 2007, giá vật liệu luôn có sự biến động, trong đó, thép xây dựng tăng 2,255 lần so với năm 2000, cát vàng tăng 1,739 lần. Tốc độ tăng giá vật liệu đáng kể nhất là năm 2007; Nếu so với năm 2006 thì thép xây dựng tăng 25,7%; Gạch chỉ tăng 22,8%; Cát tăng 18,9%; Nhựa đường tăng 15,7% v.v...

Riêng năm 2007, sự biến động giá xây dựng đột biến ở tất cả các loại vật liệu; Chỉ so sánh quý IV/ 2007 với quý III/ 2007 thôi thì thép đã tăng 13,1%; nhựa đường tăng 15,9%.

Xin kích vào read more để xem tiếp.

Theo kết quả thống kê trong vòng 8 năm (2000 - 2007) chỉ riêng sự thay đổi giá của 5 loại vật liệu xây dựng chủ yếu: xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch xây dựng đã làm cho chi phí xây dựng tăng từ 1,25 đến 1,40 lần.

Với tốc độ tăng giá vật liệu như đã nêu ở trên, nếu giá xây dựng trong hợp đồng đã ký mà nhà thầu không tính đến yêu tố này thì việc thua lỗ hoặc phá sản là cầm chắc. Việc điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng biến động do điều kiện giá tăng đột biến cho các gói thầu thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh (Văn bản số 164/TTg-CN) và đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh (Thông tư số 05/2008/TT-BXD). Việc điều chỉnh này thực hiện chủ yếu cho các gói thầu thực hiện theo hợp đồng trước thời điểm thực hiện Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/ 6/ 2007 của Chính phủ.
đối với những gói thầu trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP, do cơ chế xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được đổi mới, trong đó các yếu tố chi phí đã tính đến cả yếu tố dự phòng do khối lượng phát sinh và yếu tố trượt giá thì việc điều chỉnh các yếu tố biến động giá sẽ đi theo “mạcHọ khác.

Từ gần 50 năm thực hiện cơ chế quản lý chi phí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Nhà nước và do Nhà nước định đoạt đã trở thành một thói quen, khi chuyển sang cơ chế thị trường, không thể một sớm một chiều thay đổi ngay được cách nghĩ, cách làm. Bước đột phá của sự đổi mới cơ chế xác lập chi phí trong đầu tư xây dựng công trình theo cơ chế thị trường phải kể đến những nội dung hướng dẫn tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/6/2007. Có thể tóm tắt trong 9 nội dung như sau:

1. Tính đúng, tính đủ chi phí để đảm bảo tổng mức đầu tư khi lập dự án làm trần khống chế để có đủ chi phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Nói như vậy không có nghĩa là trước đây không thực hiện việc tính đúng, tính đủ. Vấn đề là ở chỗ các quy định trước Nghị định 99/2007/NĐ-CP, chi phí xây dựng tính toán ở giai đoạn lập dự án chưa đề cập đầy đủ yếu tố thời gian thực hiện dự án. Dự phòng chi phí của dự án tính bằng 10%, trong đó: 5% để dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng, 5% để dự phòng cho yếu tố trượt giá. Do không tính đủ đến yếu tố chi phí ngay từ đầu nên đến khi thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung là chuyện thường thấy ở đại đa số các dự án đầu tư xây dựng những năm vừa qua. Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP được đổi mới:

Do tính chất đặc thù của sản xuất xây dựng, chi phí xây dựng chịu ảnh hưởng chi phối bởi hai yếu tố khối lượng và trượt giá, hay nói cách khác là yếu tố thay đổi khối lượng và trượt giá làm ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí xây dựng. Lư?ng trước (dự phòng trước) được hai yếu tố này tức là chúng ta đã khống chế được chi phí:

- Trong tổng mức đầu tư, dự toán hoặc tổng dự toán: cần được tính dự phòng đầy đủ cả hai yếu tố này.

- Trong giá gói thầu: phải coi yếu tố dự phòng như là một nội dung thuộc yếu tố chi phí của gói thầu.

Trong xây dựng, chi phí để dự phòng cho khối lượng phát sinh chưa lư?ng trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

Theo quy định hiện hành thì chi phí dự phòng được tính bằng một cặp trị số: Dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) và dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng và thời gian thực hiện công trình / dự án.

Chỉ số giá xây dựng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá xây dựng công trình theo thời gian. Có 3 loại chỉ số giá xây dựng:
- Xác định cho công trình;

- Xác định theo cơ cấu chi phí (xây dựng, thiết bị, tư vấn, chi phí khác v.v...);

- Xác định theo yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công.

Chỉ số giá xây dựng làm cơ sở để xác định chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư, dự toán hoặc tổng dự toán; xác định giá gói thầu và thanh toán trong hợp đồng xây dựng.

Chỉ số giá xây dựng là khái niệm mới được quy định trong Nghị định 99/2007/NĐ-CP nên chủ đầu tư, nhà thầu có thể vẫn chưa quen, hoặc cũng có khi còn ngại hay chưa tin tưởng trong việc áp dụng để xác định chi phí. Thói quen tính chi li, cụ thể, vụn vặt đã trở thành đường mòn vốn quen làm từ nhiều năm để lại, khó có thể thay đổi trong ngày một, ngày hai.

2. Chi phí xây dựng được tính cho công trình cụ thể. Chuyển từ việc xác định chi phí bình quân sang hướng xác định chi phí theo công trình cụ thể phù hợp với đặc thù của công trình và các yếu tố chi phí đầu vào của thị trường nơi xây dựng công trình. Cách tính toán chi phí xây dựng bình quân theo vùng / địa phương nhằm thống nhất chi phí của thời kỳ “kế hoạch hóa? đã cho thấy không còn phù hợp với cơ chế thị trường nữa.

3. Nhà nước quản lý chi phí thông qua việc ban hành phương pháp, hướng dẫn phương pháp; chuyển việc ban hành các cơ chế chính sách “cứngờ của các cơ quan nhà nước sang công bố mang tính tham khảo để làm rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý chi phí của chủ đầu tư, của nhà thầu và các tổ chức tư vấn. Cơ chế này đã chấm dứt cách làm của một thời kỳ rất dài việc Nhà nước đã làm thay công việc của chủ đầu tư, tránh được cảnh xin - cho cơ chế... Từ đó đã làm rõ trách nhiệm của Nhà nước và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

4. Thị trường hóa các yếu tố chi phí đầu vào của giá xây dựng như: vật liệu, nhân công, máy thi công; các yếu tố để tính chi phí khác như: chi phí quản lý dự án, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn v.v... cũng được “mềmác hóa. Căn cứ điều kiện thực tế của công trình, tính chất của dự án, của công việc để các bên thỏa thuận xác định, hoặc thông qua đấu thầu cạnh tranh để xác định.

5. Xóa bỏ các quy định không phù hợp: Tổng dự toán không còn là điều kiện bắt buộc, chủ đầu tư lập dự toán công trình để thực hiện. Chủ đầu tư được chủ động điều chỉnh dự toán, điều chỉnh khoản mục chi phí trong phạm vi tổng mức đầu tư được xác định ban đầu do người có thẩm quyền phê duyệt.

6. Thực hiện việc xã hội hóa công tác kiểm soát chi phí thông qua hoạt động chuyên nghiệp của “Kỹ sư định giá, của các tổ chức tư vấn kiểm soát chi phí có đủ năng lực, kinh nghiệm để giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí.

Việc kiểm soát chi phí của dự án đầu tư / gói thầu / hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã từ lâu trở thành thói quen và phổ biến ở các nước có thị trường xây dựng phát triển.

Kỹ sư định giá là người có chuyên môn sâu, hoạt động của Họ mang tính chuyên nghiệp. Ở nhiều nước, Họ được đánh giá đây là một nghề cao quý, ở nước ta, mới được đưa vào quy định để từng bước tư vấn giúp chủ đầu tư, nhà thầu trong việc khống chế chi phí. HỌ có thể tham gia (thông qua hợp đồng) ngay từ khi hình thành dự án, trong suốt quá trình thực hiện dự án, trong một khâu hoặc một phần công việc về lĩnh vực chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình. Người kỹ sư định giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khống chế chi phí trong các hợp đồng xây dựng.

7. Hoàn thiện các nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng, làm rõ
trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; Phân định rõ cơ chế thanh toán các bên tham gia hợp đồng và trách nhiệm thanh toán vốn đầu
tư của chủ đầu tư với người quyết định đầu tư.

8. Phân cấp triệt để trách nhiệm quản lý nhà nước về chi phí cho các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh; quản lý chi phí gắn
với trách nhiệm của các chủ thể tham gia
hoạt động xây dựng.

9. mềm dẻo trong xử lý chuyển tiếp
để không làm gián đoạn quá trình triển khai dự án. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư được tự lựa chọn việc áp dụng các cơ chế trên cơ sở mục tiêu, hiệu quả của dự án.

Rõ ràng cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP đã mở ra một cơ hội vô cùng lớn lao cho chủ đầu tư, nhà thầu trong việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá gói thầu theo hướng tính đúng, đủ ngay từ ban đầu, khắc phục được việc điều chỉnh chi phí của dự án, gói thầu trong quá trình thực hiện.