PDA

Xem bản đầy đủ : Cấm ghi xuất xứ hàng hóa và nhãn mác, vậy làm sao tính dự toán!?!?



luongvancanh
15/07/08, 08:07 AM
Hiện nay, một số người cho rằng hồ sơ thiết kế cấm ghi nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, điều này gây khó khăn cho người tính dự toán và trong tính dự toán người ta thường dùng giá vật liệu chung chung để tính dự toán, dẫn đến không thể có giá trị chi phí công trình chính xác được. Trong khi đó Thông tư 05/2007/TT-BXD lại yêu cầu tính giá vật liệu đúng với chủng loại vật liệu và đặc điểm công trình.
Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào đây?

Đây là câu hỏi của nhiều học viên đặt ra cho tôi khi tôi đi dạy ở các tỉnh. Tôi cho rằng nên trả lời cho các bạn một lần trên diễn đàn này và cho nhiều người khác tham khảo.

Mời các bạn tham gia ý kiến nhé. Sau khi lắng nghe ý kiến của các bạn, tôi sẽ viết bài trả lời (khoảng giữa tháng 08/08). Hãy đón đọc nhé.


Tóm tắt:
· Trong Luật Đấu thầu cấm HSMT nêu nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa, nhưng lại cho phép ghi tương đương loại nhãn hiệu. Trong Luật Xây Dựng cấm nhà thầu thiết kế chỉ định chủng loại vật liệu (không cấm đề xuất).
· Từ đây một số người hiểu nhầm là HSTK bị cấm ghi nhãn hiệu hàng hóa. Cơ sở để hiểu nhầm chuyện này là trong thành phần HSMT được lấy một phần từ HSTK, đó là bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và bảng tiên lượng khối lượng trong dự toán. Nghĩa là 2 hồ sơ này là 2 tập hợp có thể giao nhau (khi đấu thầu) hoặc không giao nhau (khi không có đấu thầu). Phần giao nhau phải tuân thủ các đặc tính của 2 tập hợp. Chính vì vậy, khi thiết kế ngời ta không muốn đề xuất chủng loại vật liệu trên bản vẽ hoặc chỉ dẫn kỹ thuật để khi lấy qua hồ sơ mời thầu thuận lợi hơn.
· Trong hồ sơ thiết kế gồm 5 loại tài liệu, trong đó có loại tài liệu là dự toán. Dự toán được tính toán dựa trên bản vẽ thiết kế và chĩ dẫn kỹ thuật. Và đơn giá vật liệu đưa vào phải lấy theo nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với các thông số kỹ thuật của bản vẽ chứ không phải lấy vô tội vạ. Và nếu đúng đắn, trong dự toán phải có bảng thuyết minh nêu các tên hàng hóa, vật liệu, thiết bị mà tư vấn đề xuất sử dụng cho công trình và làm cơ sở để tính đơn giá. Từ bản này, người thẩm tra dự toán mới có cơ sở kiểm soát giá cả và tính toán lại. Khi đấu thầu, để các nhà thầu dễ dàng báo giá và đánh giá các nhà thầu theo cùng một mặt bằng giá, cùng hệ quy chiếu nên trong HSMT sẽ có phần giới thiệu các loại vật liệu tương đương để nhà thầu tham khảo.

dl_cky
15/07/08, 12:01 PM
Nhà nước không cấm ghi thông số kỹ thuật, vì vậy thay vì ghi nhác mác thì ghi những thông số kỹ thuật mà sản phẩm A đáp ứng là xong kiểu như máy in phải nặng đúng 0.897 kg thì chỉ có hãng Canon chứ hãng HP thì không đáp ứng vậy.

luongvancanh
15/07/08, 01:24 PM
đối với thiết bị thì chúng ta có thể ghi các thông số kỹ thuật vì danh mục của thiết bị ít . Nhưng đối với vật liệu xây dựng thì ghi các thông số kỹ thuật thì không đủ thông tin để ghi và điều này là bất khả thi đối với tư vấn thiết kế hiện nay. Bên cạnh đó, người tính dự toán đọc thông số kỹ thuật xong cũng biết nó là loại gì và giá nó là bao nhiêu? Vậy làm sao tính dự toán đây.

Siem
15/07/08, 04:49 PM
Theo tôi đơn giản thì chỉ cấm ghi nhãn hiệu, xuất sứ cụ thể của hàng hóa khi mời thầu thôi (Theo phần b, điều 23, nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008), tức là bản vẽ thiết kế (mời thầu) thì cấm, dự toán không kèm theo HSMT nên không cấm (không thấy có văn bản nào cấm dự toán nêu chủng loại, xuất sứ hàng hóa). Mặt khác dự toán là chi phí dự kiến tối đa để Chủ đầu tư quản lý, nên vẫn phải áp vào một chủng loại nào đó để tính giá mới có cơ sở. Vì vậy khi lập dự toán ta tính giá trên một chủng loại nào đó đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mở ngoặc kèm theo chữ hoặc tương đương là được. ? kiến của tôi là như vậy mong các bạn chỉ bảo.

ahaine
26/09/08, 02:22 PM
Hiện nay, một số người cho rằng hồ sơ thiết kế cấm ghi nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, điều này gây khó khăn cho người tính dự toán và trong tính dự toán người ta thường dùng giá vật liệu chung chung để tính dự toán, dẫn đến không thể có giá trị chi phí công trình chính xác được. Trong khi đó Thông tư 05/2007/TT-BXD lại yêu cầu tính giá vật liệu đúng với chủng loại vật liệu và đặc điểm công trình.
Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào đây?

Đây là câu hỏi của nhiều học viên đặt ra cho tôi khi tôi đi dạy ở các tỉnh. Tôi cho rằng nên trả lời cho các bạn một lần trên diễn đàn này và cho nhiều người khác tham khảo.

Mời các bạn tham gia ý kiến nhé. Sau khi lắng nghe ý kiến của các bạn, tôi sẽ viết bài trả lời (khoảng giữa tháng 08/08). Hãy đón đọc nhé.
Bác hứa tháng 08/2008 trả lời mà tới nay vẫn ko thấy gì nhỉ?
Có lẽ cũng ko cần thiết nữ, bởi BXD đã trả lời chính thức rồi, mình xin trích nguyên văn ý kiến của BXD gửi các bạn tham khảo nhé:
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liến quan đến Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Thông tư 05/2007/TT-BXD
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh t Tài chính đã nhận đ­ược câu hỏi ­của công dân Trần Viết Bảo, địa chỉ Email (baotranvietsxd@yahoo.com (baotranvietsxd@yahoo.com)) hỏi:

?Theo điểm a) khoản 1. điều 15. của NĐ 99/NĐ-CP quy định:
"a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho các công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự.."
Theo quy định trên thì:
- "tổ chức có chức năng cung cấp" giá thị trường của vật liệu là những cơ quan, đơn vị nào?
- Giá vật liệu theo báo giá của nhà sản xuất, nhà cung cấp thường đi kèm với một loại vật liệu cụ thể và giá cụ thể (ví dụ xi măng PCB 30 Hoàng Thạch 785đ/kg, PCB 30 Bình định 745đ/kg), có các thông số kỹ thuật đ?u giống nhau và phù hợp tiêu chuẩn thiết kế, do có sự chênh lệch giá, người thiết kế bắt buộc phải chỉ định loại vật liệu trong hồ sơ thiết kế của mình là loại vật liệu nào để phù hợp với báo giá khi lập dự toán, như vậy có mâu thuẫn với điểm e) khoản 2) điều 58 của Luật xây dựng không? để không sai luật phải làm như thế nào?
- Loại công trình để xác định chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và các chi phí khác theo định mức tỷ lệ, theo quy định của Nghị định 209/2004/NĐ-CP công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ có: Cấp nước, thoát nước, bãi chôn lấp chất thải, nhà máy xử lý rác. Còn lại các công trình : Hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, điện chiếu sáng công cộng khi tính dự toán áp dụng loại công trình nào, theo Luật xây dựng nó vẫn thuộc loại công trình HTKT??
VỀ vấn đề nêu trên, sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:

1. VỀ giá vật liệu xây dựng: là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Giá vật liệu do tổ chức có chức năng cung cấp là: địa phương nơi xây dựng công trình công bố; Tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm công bố...
Nhà thiết kế không được chỉ định loại vật liệu, vật tư và thiết bị cụ thể mà chỉ được đưa ra tiêu chuẩn, chất lượng. Khi lập dự toán xây dựng công trình tuỳ theo khả năng nguồn vốn và yêu cầu của chủ đầu tư mà đơn vị lập dự toán tính toán đưa loại vật liệu, vật tư cụ thể để chủ đầu tư quyết định phê duyệt dự toán;
2. Việc áp dụng định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với hạng mục: Hệ thống thông tin liên lạc; Cung cấp năng lượng; ĐIỆN chiếu sáng công cộng được xác định theo loại công trình của dự án đầu tư có những hạng mục nêu trên.

Vụ Kinh tế Tài chính

luongvancanh
29/09/08, 04:05 PM
Xin chào các bạn
Bận quá không sọan bài viết để trả lời cho các bạn được. Bạn ahaine (http://www.dutoan.vn/forums/member.php?u=1356) đã trả lời một phần câu hỏi cho các bạn rồi đấy.

Bộ Xây dựng trả lời theo Luật Xây dựng quy định, nhưng Họ quên rằng không phải Chủ đầu tư cũng đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để chọn chủng l?ai, xuất xứ hàng hóa. Tư vấn thiết kế phải đề xuất và Chủ đầu tư phê duyệt thôi. Có như vậy, tư vấn thiết kế mới thể hiện được ý tưởng thiết kế và quyền tác gỉa của mình được.

thuphuongnt
06/04/09, 11:29 AM
Kính thưa Thầy!

Em còn băn khoăn: 1. Trong trường hợp thiết kế cơ sở và thiết kễ kỹ thuật được thực hiện bởi 2 tư vấn khác nhau, mà trong TKCS đã ghi chủng loại và xuất xứ hàng hóa thì TKKT có phải ghi theo TKCS khôngờ
2. Dự toán TKKT phải lấy giá theo TKCS (tổng mức đầu tư) hay TKKT?

Em cảm ơn và mong câu trả lời sớm từ Thầy!
Chúc Thầy sức khỏe!

luongvancanh
07/04/09, 09:33 AM
Kính thưa Thầy!

Em còn băn khoăn: 1. Trong trường hợp thiết kế cơ sở và thiết kễ kỹ thuật được thực hiện bởi 2 tư vấn khác nhau, mà trong TKCS đã ghi chủng loại và xuất xứ hàng hóa thì TKKT có phải ghi theo TKCS khôngờ
2. Dự toán TKKT phải lấy giá theo TKCS (tổng mức đầu tư) hay TKKT?

Em cảm ơn và mong câu trả lời sớm từ Thầy!
Chúc Thầy sức khỏe!
Theo các Nghị định, không cho phép thay đổi thiết kế trái với TKCS. Việc thay đổi chủng loại vật liệu không làm thay đổi đến thiết kế cơ sở nên TVTK thứ 2 vẫn thực hiện được.
Tổng Dự toán tính từ thiết kế kỹ thuật-thi công không lớn hơn tổng mức đầu tư là OK. Nếu lớn hơn Tmác T thì không trình duyệt được.

thuphuongnt
07/04/09, 02:53 PM
Em cảm ơn Thầy ạ!