PDA

Xem bản đầy đủ : Tính khối lượng đào đất hố móng



hoangankx02
29/12/11, 10:29 AM
Thưa thầy, hiện nay em đang làm công tác quản lý khối lượng trong công ty.
Em đang tính khối lượng 1 công trình của đội thi công báo v?, trong đó có phần móng đơn.
Trong bản vẽ kích thước móng 1x1, hố móng đào sâu 0.8m, lớp bê tông lót dày 0.1, rộng 1.2 , thành thẳng đứng đất cấp 3.
Khi tính khối lượng đào em tính như sau : 1.2x1.2x0.8 = 1.152m3.
Nhưng đội thi công Họ không chịu, Họ đòi phải tính thêm phần taluy 1.3 và chừa thêm khoảng cách lưu thông mỗi bên 0.15 nữa. Em không chịu vì cho rằng bản vẽ thế nào thì em tính như vậy, chứ không quan tâm đến các biện pháp thi công ngoài công trường của h?, và em cũng không chịu tính thêm phần taluy của Họ vì theo em đào đất cấp 3 chỉ có 0.8 thì không đươc vát taluy.
Thư thầy cho em hỏi : trong trường hợp này thì phải tính như thế nào ạ, mình cứ tính theo bản vẽ hay là theo như Họ giải thích. Và với đất cấp 3 thì khi đào sâu bao nhiêu mới đợc vát taluy!?
Em xin cảm ơn thầy!!

luongvancanh
30/12/11, 09:33 AM
Mỗi bên cho phép chừa tối thiểu 100.
Phần Taluy cho đất cấp 3 có hay không ứng với độ sâu 0.8m, em xem trong tiêu chuẩn đào đất của BXD nhé. Thông thường thì người ta tính có ta luy để dảm bảo an toàn thi công và tránh đất rơi thẳng vào bê tông trong lúc đổ bê tông

hectomalo2003
29/03/12, 03:41 PM
Mỗi bên cho phép chừa tối thiểu 100.
Phần Taluy cho đất cấp 3 có hay không ứng với độ sâu 0.8m, em xem trong tiêu chuẩn đào đất của BXD nhé. Thông thường thì người ta tính có ta luy để dảm bảo an toàn thi công và tránh đất rơi thẳng vào bê tông trong lúc đổ bê tông

Thưa thầy, cho em hỏi "Mỗi bên cho phép chừa tối thiểu 100?" có văn bản nào quy định không hay là lấy theo kinh nghiệm vậy thầy? Theo thực tế thi công thường mở rộng để công tác thi công thuận lợi, nhưng phần khối lượng này cần phải có căn cứ để bảo vệ khối lượng với Chủ đầu tư.

phanluan
22/10/13, 12:43 AM
Thầy sao chưa trả lời vậy thầy...

luongvancanh
22/10/13, 09:38 AM
Thưa thầy, cho em hỏi "Mỗi bên cho phép chừa tối thiểu 100?" có văn bản nào quy định không hay là lấy theo kinh nghiệm vậy thầy? Theo thực tế thi công thường mở rộng để công tác thi công thuận lợi, nhưng phần khối lượng này cần phải có căn cứ để bảo vệ khối lượng với Chủ đầu tư.
Cộng thêm 100 là do biện pháp thi công thôi. Nguyên tắc tính khối lượng đào đất, uu tiên theo thứ tự như thế này:
1. Bản vẽ có vẽ mặt cắt ngang hố móng thì tính theo bản vẽ, kể cả mỗi bên không cộng thêm 100 cho biện pháp thi công.
2. Bản vẽ không vẽ mặt cắt ngang hố móng thì tính:
a. ?ộ dốc mái đất lấy theo tiêu chuẩn đầu đất hoặc cộng thêm 30% khối lượng đào hình hộp.
b. Nếu hố móng cần có ván khuôn bao quanh đế móng thì mỗi bên công thêm tối thiểu 100 để thao tác thi công phần ván khuôn (vách cộng chống đỡ, đi lại dưới hố thi đổ bê tông).

Nếu không có công thêm 100 này thì không nhà thầu nào thể thi công bê tông đúng theo yêu cầu kỹ thuật được cả.
Nếu thiết kế có ván khuôn đế móng mà vẽ mặt cắt đào đất không cộng thêm 100 là thiết kế sai.

Đây là tham chiếu theo TCVN 4447-87 của một bạn khác, bạn có thể tham khảo:


- Các trường hợp không mở mái (dốc thẳng đứng): "3.11. đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định về chiều sâu hố móng (có bảng kèm theo)". Trong đó, một số loại đất nhất định cho phép đào thành thẳng đứng với chiều sâu hố móng lần lượt là 1,0m; 1,25m; 1,5m và 2,0m.

- Các trường hợp mở mái taluy: ?ộ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở bảng 8 TCVN 4447-87.

2. Bạn có thể tính và áp dụng nhanh chóng theo kinh nghiệm:

- Tính thực tế, chẳng theo công thức nào cả: Tính toán vừa đủ công địa thực tế để người công nhân có thể tác nghiệp, căn cứ vào mặt bằng hố móng, chiều sâu đào và địa chất đất (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm v.v…).

- Tính bằng tham chiếu tiêu chuẩn: Thường đáy móng công trình được đặt trên nền đất từ cấp III trở lên (vì đất cấp I và cấp II không thể đặt móng được). áp dụng như sau:

+ Hố móng công trình <1,0m, đất cấp III, cấp IV và các loại đá (nếu có): thành thẳng đứng. Tính vừa đủ công để làm.

+ Hố móng công trình sâu >1,0m-2,0m: ?ất cấp III: nhân thêm hệ số taluy 1,3. ?ất cấp IV: nhân thêm hệ số 1,1. ?á các loại: không nhân hệ số. Các hệ số này phù hợp với quy định về góc nghiêng lớn nhất của mái dốc.